Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

2 công nghệ được "đặt lên bàn cân" cho điện hạt nhân Việt Nam

(Dân trí) - Cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhu cầu điện tăng nhanh, cùng sự trở lại mạnh mẽ của điện hạt nhân trên thế giới đang mở ra hướng đi mới cho Việt Nam.

Báo Dân tríBáo Dân trí14/07/2025

2 công nghệ tiềm năng cho điện hạt nhân Việt Nam

Lựa chọn đúng công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam. Hiện có 2 công nghệ có tiềm năng và phù hợp với Việt Nam.

Đây là thông tin được ông Nguyễn Hoàng Linh, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) nêu ra trong Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Bộ KH-CN.

Lò phản ứng nước nhẹ (LMR) thế hệ III+

2 công nghệ được đặt lên bàn cân cho điện hạt nhân Việt Nam - 1

Lò VVER-1200 đang hoạt động tại 4 quốc gia, đó là Nga, Trung Quốc, Bangladesh, Belarus (Ảnh: Getty).

Đây là công nghệ có công suất sản xuất điện lớn trên 1000MW. Một ví dụ nổi bật là lò phản ứng VVER-1200 của Nga. Công nghệ này có tuổi thọ dài (60-80 năm), chu kỳ tiếp nhiên liệu dài (24 tháng), giảm chất thải phóng xạ, có thiết kế tiêu chuẩn hóa, mô-đun hóa.

Lò phản ứng nước nhẹ (LMR) thế hệ III+ cũng có hiệu suất tốt hơn (35-75%).

Lò phản ứng mô đun nhỏ (SMR)

2 công nghệ được đặt lên bàn cân cho điện hạt nhân Việt Nam - 2

Lò SMR đang là xu hướng mới (Ảnh: Getty).

Các lò SMR có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 300MW. Ưu điểm của công nghệ này là phục vụ đa dạng mục đích, linh hoạt trong lựa chọn vị trí, dễ dàng vận chuyển nhiên liệu, thiết kế an toàn hơn. 

Bên cạnh đó, theo ông Linh, công nghệ này không cần nước làm mát hoặc chỉ dùng nguồn nước nhỏ, thời gian xây dựng ngắn hơn lò truyền thống, tính tự động hóa cao, cần ít nhân sự vận hành, 3-10 năm mới cần nạp nhiên liệu.

Cũng theo ông Linh, so với các nguồn năng lượng khác, điện hạt nhân sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

- Phát thải CO₂ cực thấp: Chỉ khoảng 12g/kWh trong suốt vòng đời nhà máy, thấp hơn nhiều so với điện than, khí, dầu hay thậm chí năng lượng sinh khối.

- Hệ số công suất cao nhất hiện nay, lên tới 92,5%: Giúp đảm bảo độ tin cậy cho lưới điện và phù hợp với mục tiêu giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Cùng với đó, việc sở hữu điện hạt nhân cũng giúp tăng cường vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng nhiên liệu sạch.

An toàn là điều kiện tiên quyết

Luật Năng lượng nguyên tử năm 2025 quy định chặt chẽ về các vấn đề liên quan đến an toàn nhà máy điện hạt nhân.

Ông Linh nhấn mạnh: "Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân quốc gia là “người gác cửa” công nghệ hạt nhân giúp đảm bảo an toàn".

Theo đó, cơ quan này có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn, kiểm soát và cấp phép trong công tác:

- Đánh giá địa điểm, thiết kế, vận hành, dừng hoạt động, xử lý chất thải.

- Giám sát phóng xạ môi trường, kiểm soát nhiễm xạ.

- An ninh, an toàn, thanh sát hạt nhân, phòng chống hành vi bất hợp pháp.

Điện hạt nhân giải bài toán kinh tế xanh

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết đầy tham vọng: đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài việc tăng cường năng lượng tái tạo, Việt Nam cần một nguồn điện nền ổn định, phát thải thấp để bổ trợ cho công nghiệp công nghệ cao và tích hợp tốt các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống điện quốc gia.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là trên 8%, và trong giai đoạn 2026–2030 là mức hai con số, kéo theo nhu cầu điện năng phải tăng gấp 1,5 lần. Trong bối cảnh đó, điện hạt nhân nổi lên như một lựa chọn tiềm năng, vừa đáp ứng yêu cầu về ổn định công suất, vừa thân thiện với môi trường.

Tại Hội nghị COP28, 22 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và khối EU đã cùng cam kết nâng công suất điện hạt nhân toàn cầu lên 1,2 tỷ kW vào năm 2050, gần gấp ba lần mức hiện nay.

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Google, Amazon cũng đã công bố đầu tư vào lĩnh vực này, nhằm đáp ứng nhu cầu điện khổng lồ do AI và dữ liệu tạo ra.

Công nghệ Lò phản ứng mô đun nhỏ (SMR) đang được đẩy mạnh với hơn 80 mẫu thiết kế trên toàn thế giới, trong đó 4 lò đã bắt đầu được xây dựng. SMR hứa hẹn là bước tiến lớn về linh hoạt, an toàn và tiết kiệm chi phí trong tương lai gần.

Ngày 27/6, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Năng lượng nguyên tử năm 2025, với 99,9% đại biểu có mặt tán thành. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng, tạo hành lang phát triển điện hạt nhân một cách an toàn, hiện đại và bền vững.

Nguồn: https://dantri.com.vn/khoa-hoc/2-cong-nghe-duoc-dat-len-ban-can-cho-dien-hat-nhan-viet-nam-20250714171247733.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm