Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Báo Văn HóaBáo Văn Hóa19/04/2025


VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế).

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc - ảnh 1
Hiện trường khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc trong năm 2024. Ảnh: V.T

Theo quyết định của Bộ VHTTDL, công tác thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc sẽ tiếp tục do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Sở VHTT thành phố Huế thực hiện.

Việc thăm dò, khai quật khảo cổ sẽ tiến hành trong gần 2 tháng, từ ngày 25.4 đến ngày 20.6.2025. Chủ trì thăm dò, khai quật là ông Nguyễn Ngọc Chất của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Theo quyết định 1064/QĐ-BVHTTDL, các chuyên gia sẽ đào thăm dò, khảo cổ với diện tích 66m2. Trong đó, diện tích thăm dò là 6m2, gồm 2 hố x 3m2/hố. Diện tích khai quật 60m2, gồm 2 hố: Hố 1 có diện tích 50m2, Hố 2 là 10m2.

Trong thời gian thăm dò, khai quật khảo cổ, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Sở VHTT thành phố Huế cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương. Không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc - ảnh 2
Đầu phù điêu Phật được tìm thấy trong đợt khảo cổ ở di tích Tháp đôi Liễu Cốc. Ảnh: S.THÙY

Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, các đơn vị có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo  Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị.

Trong đợt khai quật khảo cổ tại di tích Tháo đôi Liễu Cốc vào năm 2024, các đơn vị chuyên môn đã xác định được mặt bằng, quy mô và kết cấu của kiến trúc đền tháp Bắc; xác định được vị trí của tháp Cổng, tháp Hoả, hệ thống tường bao phía đông và đường đi nối từ tháp Nam sang tháp Bắc.

Ông Nguyễn Ngọc Chất, Phó Phòng Nghiên cứu sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết: di tích Tháp đôi Liễu Cốc khác với các di tích đền tháp Champa ở miền Trung Việt Nam bởi chỉ có 2 đền tháp chính. Kết quả khảo cổ năm 2024 chỉ xác định được hai đền tháp chính trong di tích, không thấy dấu hiệu của đền tháp thứ 3.

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc - ảnh 3
Khảo cổ tháp Bắc ở di tích Tháp đôi Liễu Cốc, các chuyên gia nhận định tháp được xây dựng vào thế kỷ IX, tương ứng với niên đại của tháp Mỹ Sơn C2. Ảnh: S.THÙY

Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di vật với 4.807 tiêu bản. Trong đó tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí kiến trúc, các mảnh bia và phù điêu đá, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung và tiền kim loại.

Đặc biệt, trong đó có một phù điêu đầu tượng Phật được chế tác khoảng thế kỷ XI - XII; 3 chiếc bình vôi của Champa thế kỷ IX - XI còn tương đối nguyên vẹn…

Theo đại diện Sở VHTT thành phố Huế, việc tiến hành khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháo đôi Liễu Cốc là cần thiết để làm rõ thêm nhiều thông tin, có nhận thức đầy đủ hơn về di tích. Từ đó, làm cơ sở xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc lâu dài và bền vững.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/cho-phep-khai-quat-khao-co-giai-doan-2-tai-di-tich-thap-doi-lieu-coc-128567.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm