Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cơ hội cho nhà đầu tư Metro và những dự án lớn ở TP Hồ Chí Minh

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Báo Công an Nhân dânBáo Công an Nhân dân12/07/2025

Hiện TP Hồ Chí Minh đang tổ chức rà soát, điều chỉnh Đồ án quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Trong đó gồm cả việc rà soát tổng thể quy hoạch mạng lưới ĐSĐT theo mô hình, tầm nhìn mới, phù hợp với bối cảnh mở rộng địa giới hành chính sau sáp nhập; việc xác định quy hoạch vị trí nhà ga, depot, khu vực TOD… quy hoạch không gian ngầm đô thị.

Sau Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Quốc hội thông qua Luật Đường sắt vào ngày 27/6/2025, bổ sung thêm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển đường sắt. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc thu hút khối doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư đường sắt, gồm cả ĐSĐT, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 188/2025/QH15, giao các cơ quan chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch. Đồng thời, phối hợp với Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định chi tiết về thiết kế kỹ thuật tổng thể và cơ chế đặc thù cho một số dự án đường sắt.

Cơ hội cho nhà đầu tư Metro và những dự án lớn ở TP Hồ Chí Minh -0
Ảnh minh hoạ.

Đến nay, việc triển khai các dự án ĐSĐT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập đã có tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được đưa vào vận hành, khai thác; sửa chữa các khiếm khuyết, khắc phục các vấn đề còn lại liên quan đến vận hành, bảo trì. Đối với Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành - Tham Lương, ngày 4/7/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định về việc dừng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Ngân hàng tái thiết Đức đối với dự án. Hiện thành phố đang tập trung triển khai các thủ tục điều chỉnh dự án theo hình thức đầu tư công, áp dụng cơ chế đặc thù, đặc biệt theo Nghị quyết số 188/2025/QH15 của Quốc hội để phấn đấu khởi công công trình ngay trong năm nay.

Để triển khai tuyến đường sắt kết nối giữa Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tuyến Thủ Thiêm - Long Thành), ngày 21/4 vừa qua, UBND TP đã báo cáo Bộ Xây dựng về đầu tư dự án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ngày 25/4, năm 2025, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã báo cáo Bộ Xây dựng về việc thống nhất chủ trương giao cơ quan chủ quản thực hiện dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Bộ Xây dựng cũng đang tổng hợp ý kiến các bộ, ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về tuyến đường sắt kết nối khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giờ, thuận lợi là quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã cập nhật quy hoạch tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ (tuyến đường sắt đô thị số 12). Ngày 21/4 vừa qua UBND TP đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đầu tư tuyến đường sắt này. Theo đó, thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung dự án tuyến vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15 của Quốc hội;

Theo UBND thành phố, Luật đường sắt số 95/2025/QH15 ngày 27/6/2025 đã bổ sung thêm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển đường sắt, trong đó đặc biệt quan tâm đến thu hút khối doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư đường sắt, trong đó có ĐSĐT. Như vậy, tuyến đường sắt kết nối trung tâm TP đến Cần Giờ được áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt của luật này. Để triển khai dự án, hiện Bộ Xây dựng đang tổng hợp ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét. Nhà đầu tư đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ đề xuất dự án theo chủ trương của thành phố.

Dự án tuyến ĐSĐT số 1 kết nối từ khu vực thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên có chiều dài 29km đi trên cao với 17 nhà ga, tổng mức đầu tư: 46.725 tỷ đồng có thời gian thực hiện trong giai đoạn 2025-2031; tuyến ĐSĐT số 2 với chiều dài gần 21,9km đi trên cao có 13 nhà ga, tổng mức đầu tư: 50.425 tỷ đồng, trong giai đoạn 2026-2031 cũng đang được gấp rút triển khai. Trong đó, Hội đồng thẩm định nội bộ đã tổ chức thẩm định và ban hành Báo cáo kết quả thẩm định nội bộ đối với Dự án tuyến ĐSĐT số 2.

Theo UBND thành phố, tuyến này được áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt của Luật Đường sắt sẽ đẩy nhanh quá trình đầu tư dự án. Đối với đoạn Dĩ An - Bàu Bàng của tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Lộc Ninh với chiều dài hơn 52km; điểm đầu là ga An Bình, điểm cuối ở ga Bàu Bàng có tổng mức đầu tư khoảng 64.148 tỷ đồng. Đây là dự án quan trọng quốc gia, do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. UBND thành phố cho rằng, để chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn cho dự án, cần cả vốn ngân sách Nhà nước từ Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nguồn: https://cand.com.vn/Giao-thong/co-hoi-cho-nha-dau-tu-metro-va-nhung-du-an-lon-o-tp-ho-chi-minh-i774544/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm