Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đắk Nông chuyển đổi 8.557ha cây trồng ứng phó biến đổi khí hậu

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, Đắk Nông tiến hành chuyển đổi cây trồng dài ngày, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng khu...

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông05/05/2025

Gia đình ông Nguyễn Văn Khánh, ở thôn Tân Lợi, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) hiện đang canh tác hơn 2ha xoài. Giống chủ yếu được ông trồng là xoài Đài Loan cho năng suất khoảng 30 tấn/ha. Những năm gần đây, thu nhập từ xoài cho gia đình khoảng 500 - 600 triệu đồng/năm.

dsc_0420_2.jpg
Gia đình ông Nguyễn Văn Khánh, ở thôn Tân Lợi, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) chuyển đổi đất trồng cà phê sang trồng xoài phù hợp hơn với điều kiện nguồn nước

Theo ông Khánh diện tích này, trước đây được gia đình trồng cà phê nhưng năng suất kém, một phần do ảnh hưởng lớn của khô hạn. Chính vì thế, gia đình đã chuyển dần sang trồng xoài, khi thấy phù hợp thì chuyển toàn bộ sang trồng xoài cho đến nay.

Ông Khánh cho rằng, cây xoài cũng cần nước nhưng lượng nước ít hơn, công lao động, vật tư bỏ ra hàng năm cũng không nhiều như cà phê.

Gia đình chú trọng áp dụng đồng bộ nhiều kỹ thuật về chăm sóc, phòng chống sâu bệnh hại, tuân thủ quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, VietGAP để nâng cao giá trị sản phẩm.

dsc_0443_1(1).jpg
Gia đình ông Nguyễn Văn Khánh, ở thôn Tân Lợi, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) chú trọng áp dụng đồng bộ quy trình canh tác để phòng chống khô hạn cho cây trồng

Năm 2024, gia đình bà Trần Thị Bình, thôn 10, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) chuyển đổi 5ha cao su sang trồng 2ha cà phê và 3ha sầu riêng.

Bà Bình cho biết, vườn cao su đã trên 20 năm tuổi nên già cỗi, lại chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên ngày càng kém hiệu quả.

Cây cao su bị tấn công bởi nhiều loại côn trùng, sâu bệnh như mối, sùng đất, nhện đỏ, nhện vàng, rệp sáp, rệp vảy..., làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng mủ.

Để bảo đảm an toàn cho chuyển đổi cây trồng, gia đình luôn chú ý làm đất, vệ sinh vườn rẫy kỹ càng. Gia đình luôn coi việc sử dụng các giống mới đã được ngành chức năng khảo nghiệm thành công với những ưu điểm như kháng bệnh, kháng hạn, sinh trưởng khỏe.

Cùng với đó, để thích ứng với khô hạn, gia đình múc thêm ao hồ dự trữ nước phía dưới vườn, đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm trên toàn bộ 3ha sầu riêng mới trồng.

dsc_0064.jpg
Năm 2024, gia đình bà Trần Thị Bình, thôn 10, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) chuyển đổi 5ha cao su sang trồng 2ha cà phê và 3ha sầu riêng

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Nông, những năm qua, biến đổi khí hậu gây ra nhiều ảnh hưởng đối với trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được ngành chức năng, các địa phương coi là một trong những giải pháp hàng đầu để thích ứng với biến đổi khí hậu, khô hạn.

Trong đó, nhiều diện tích cây dài ngày, cây công nghiệp kém thích nghi được người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp chuyển đổi. Sự chuyển đổi được tiến hành không chỉ từ cây này qua cây khác phù hợp với biến đổi khí hậu mà còn chuyển đổi giống, kỹ thuật để giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm hiệu quả kinh tế.

Ca cao được nông dân huyện Cư Jút đánh giá là cây trồng thích hợp trong bối cảnh hạn hán
Ca cao được nông dân huyện Cư Jút đánh giá là cây trồng thích hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây hạn hán

Đến nay, người dân trên địa bàn Đắk Nông đã chuyển đổi khoảng 4.100ha cây trồng không thích nghi với khí hậu, kém hiệu quả sang các loại cây khác phù hợp hơn.

Riêng trong năm 2024, người dân tại một số địa bàn đã chuyển đổi trên 1.600ha đối với 4 cây trồng chủ lực là cà phê, hồ tiêu, cao su, điều không thích nghi, kém hiệu quả.

Các loại cây được trồng mới như mít, cam, quýt, sầu riêng, hoặc trồng xen tiêu, sầu riêng, mắc ca. Trong đó, diện tích chuyển đổi cà phê là trên 532ha, chủ yếu tại các huyện Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Glong.

Diện tích chuyển đổi hồ tiêu là 274ha tại các huyện Cư Jút, Đắk Song. Diện tích chuyển đổi cây điều trên 368ha tại các huyện Krông Nô, Đắk R’lấp, Đắk Glong, TP. Gia Nghĩa.

Đắk Nông có trên 440ha cao su được chuyển đổi sang trồng cây khác, chủ yếu tại các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk Mil và Krông Nô.

dsc_0722(1).jpg
Đăk Nông gắn chuyển đổi cây dài ngày với xây dựng chuỗi giá trị nông sản chế biến sâu

Ông Võ Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, Đắk Nông chuyển đổi cây dài ngày gắn với biến đổi khí hậu dựa trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng đất đai và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, chú trọng chế biến sâu.

Ngành chức năng các địa phương khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý để phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, đa dạng về hình thức sản xuất phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, liên vùng trong tỉnh.

Đắk Nông đặt mục tiêu đến năm 2030 chuyển đổi trên 8.557ha cà phê, hồ tiêu, cao su, điều không thích nghi hoặc ít thích nghi sang các cây trồng có tiềm năng, phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương.

Nguồn: https://baodaknong.vn/dak-nong-chuyen-doi-8-557ha-cay-trong-ung-pho-bien-doi-khi-hau-251484.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những đảo chè xanh mát
29 công trình phục vụ tổ chức Hội nghị APEC 2027
Xem lại màn bắn pháo hoa đêm 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước trên bầu trời TPHCM
Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm