ban hành Văn bản số 116-CV/BTGDVTU ngày 17/4/2025 về đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Những năm gần đây, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ngày càng được tổ chức sâu rộng, thiết thực, ý nghĩa, chuyên nghiệp với sự hưởng ứng, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, địa phương cùng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn; nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo với các chương trình khuyến đọc đã tạo ra không gian văn hóa thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân; tạo dựng nét đẹp văn hóa, thúc đẩy thói quen đọc sách, nuôi dưỡng tình yêu sách, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Thực hiện Công văn số 501-CV/BTGDVTW, ngày 14/4/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương về việc đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đề nghị các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với những nội dung như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc ban hành và triển khai chủ trương, chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm thúc đẩy văn hóa đọc, coi phát triển văn hóa đọc là trách nhiệm của mỗi đơn vị, địa phương và toàn xã hội. Nghiên cứu phát động, khuyến khích phong trào “Toàn dân đọc sách” từ tỉnh đến cơ sở bằng nhiều hình thức; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm; cổ vũ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của tác giả, dịch giả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách; xuất bản nhiều sách hay sách tốt, sách có chất lượng phù hợp với nhu cầu độc giả. Đa dạng hóa các thể loại sách, bao gồm cả sách in và sách điện tử để đáp ứng thị hiếu đa dạng của bạn đọc.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng như thông tin, tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên trên báo chí, hệ thống thông tin cơ sở qua việc thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, viết tin, bài, phóng sự trên cổng/trang thôngtin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương, trên các trang, nhóm của các nền tảng mạng xã hội; thiết lập pano, áp phích trên các tuyến đường trung tâm Thành phố; lồng ghép qua các cuộc họp, các hoạt động văn nghệ văn hóa, thể thao.
Tổ chức trưng bày, triển lãm sách các gian hàng như: sách chuyên đề Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; sách về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách về biển đảo Việt Nam; sách viết về thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; sách thiếu nhi; sách mới các lĩnh vực; xếp sách nghệ thuật... Tổ chức xe thư viện lưu động đa phương tiện tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh diễn ra trong tháng 4/2025. Tổ chức quyên góp sách, trang thiết bị đọc sách trao tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện trường học vùng sâu, vùng xa. Tổ chức “Tháng tri ân khách hàng”, “Tuần lễ phát hành sách” với việc tổ chức giao lưu với độc giả; giới thiệu sách hay, bán sách giảm giá ưu đãi cho bạn đọc.
Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thư viện và không gian đọc; đầu tư phát triển thư viện công cộng, thư viện trường học, thư viện di động, thư viện số; hình thành các câu lạc bộ đọc sách khác nhau trong toàn xã hội để tăng cường khả năng tiếp cận sách cho cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Tạo không gian đọc tại các địa điểm công cộng như phố sách, đường sách, công viên sách... phát triển thói quen đọc sách mọi nơi và tạo môi trường học tập suốt đời cho nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí.
Đẩy mạnh các hoạt động khuyến đọc, dần thúc đẩy sâu phong trào toàn dân đọc sách gắn với học tập suốt đời thông qua phát động tuần lễ đọc sách, Ngày hội đọc sách, giới thiệu sách, giao lưu tác giả - tác phẩm, thi kể chuyện theo sách và các chương trình khuyến đọc hấp dẫn; các sự kiện tôn vinh sách, trao giải thưởng cho những tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thúc đẩy văn hóa đọc... để nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ nhỏ, lan tỏa tinh thần yêu sách trong cộng đồng.
Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng đọc sách trong trường học và tổ chức các khóa tập huấn cho tình nguyện viên hỗ trợ người yếu thế tiếp cận sách hiệu quả hơn; tập trung vào việc tiếp cận sách của mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) góp phần phát triển văn hóa đọc, phát triển kho sách điện tử, sách nói và ứng dụng đọc sách trực tuyến để người dân dễ dàng tiếp cận tri thức; tổ chức các buổi đọc sách, hội sách, triển lãm sách trực tuyến kết nối người yêu sách trên toàn quốc. Tăng cường biên tập chuyên sâu và ứng dụng công nghệ hiện đại để cải thiện chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm.
Đẩy mạnh truyền thông và quảng bá văn hóa đọc, huy động sự tham gia có hiệu quả của các cơ quan báo chí để quảng bá, giới thiệu sách, chương trình hay về sách, truyền cảm hứng và lan tỏa thông điệp về văn hóa đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội với nhiều cách thức khác nhau đến đông đảo độc giả. Tôn vinh những cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa đọc nhằm lan tỏa ý nghĩa của việc đọc trong xã hội.
Nguồn: https://baocaobang.vn/day-manh-to-chuc-tuyen-truyen-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-3176675.html
Bình luận (0)