Đối với phụ nữ dân tộc Dao, trang phục của họ thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim, mũi chỉ. Ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Dao đã được các bà, mẹ truyền dạy cho cách kéo sợi, dệt vải hay thêu thùa.
Phụ nữ Dao quần chẹt ở xã Phú Xuyên cùng nhau thêu thùa. |
Các hoa văn, họa tiết trên trang phục được thêu tay tỉ mỉ với nhiều màu sắc, hình khối, tượng trưng cho mặt trời, vạn vật sinh sôi. |
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao quần chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, từ quần, áo, yếm, cho đến khăn, mũ..., kết hợp với các phụ kiện cầu kỳ như: Vòng cổ, xà tích...
Tùy vào mức độ quan trọng của sự kiện, hoạt động tham dự, phụ nữ sẽ lựa chọn các phụ kiện phù hợp. |
Vào những dịp lễ, Tết, người Dao thường tổ chức giã bánh dày và xem đây là một trong những món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ.
Bánh dày là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của đồng bào Dao vào những dịp lễ, Tết. |
Hiện nay, đồng bào Dao còn lưu truyền nhiều bài thuốc quý được bào chế từ các loại dược liệu tự nhiên.
Người Dao ở thị trấn Quân Chu chuẩn bị các nguyên liệu để làm cao dược liệu. |
Những năm gần đây, một số trường học trên địa bàn huyện Đại Từ đã lựa chọn đưa văn hóa dân tộc Dao lồng ghép vào chương trình giáo dục và hoạt động trải nghiệm cho các em học sinh.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, ở xã Phú Thịnh, được giới thiệu về trang phục, văn hóa của đồng bào Dao. |
Việc gìn giữ, truyền dạy văn hóa Dao nói chung, chữ Dao nói riêng được một số cá nhân tâm huyết thực hiện.
Nghệ nhân ưu tú Bàn Đức Báo, thị trấn Quân Chu, dạy chữ Dao cho các cháu nhỏ. |
Lồng ghép văn hóa dân tộc vào hoạt động trải nghiệm của du khách là một trong những hướng đi được nhiều điểm du lịch ở huyện Đại Từ áp dụng.
Các học viên của lớp Du lịch sinh thái (do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ tổ chức) tham gia thực hành tại một điểm du lịch ở xã La Bằng. |
Nguồn: https://baothainguyen.vn/dat-va-nguoi-thai-nguyen/202505/gin-giu-kho-bau-cua-nguoi-dao-quan-chet-c7a278c/
Bình luận (0)