Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bắc Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030: Bắc Bình đưa người dân vào vị trí chủ thể

Được hình thành từ việc sáp nhập 4 xã, thị trấn gồm Chợ Lầu, Phan Hòa, Phan Hiệp và Phan Rí Thành với 51.344 dân, trong đó người Kinh, người Chăm sống đan xen, xã Bắc Bình có nhiều thuận lợi và cả thách thức.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng25/07/2025

_lan3683.jpg
Đền Pô Nít, Bắc Bình (ảnh N. Lân)

Đang chuyển sang phát triển kinh tế nông nghiệp

Vụ mùa năm ngoái, mô hình canh tác lúa “thông minh” của Trung Tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại 11 hộ người Chăm ở xã Phan Hòa (cũ) thu hút rất đông nông dân trong xã và các nơi khác tìm đến. Sự háo hức muốn xem tận mắt, muốn sờ tận tay, muốn nghe tận tai về cách sản xuất lúa thông minh với cách gieo giống quá thưa so truyền thống đã nói lên nhiều điều. Không chỉ là học hỏi để áp dụng trồng cho tiết giảm chi phí, có lợi nhuận cao; được thêm khoản kinh phí từ bán tín chỉ carbon, mà qua đó cho thấy người nông dân ở vùng Bắc Bình mong muốn thay đổi sản xuất để có hiệu quả kinh tế hơn. Đó cũng là một minh chứng cho việc chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đồng bào Chăm xã Bắc Bình, Lâm Đồng sản xuất lúa theo mô hình giảm phát thải nhà kính và cánh đồng không dấu chân (ảnh N. Lân)
Đồng bào Chăm xã Bắc Bình, Lâm Đồng sản xuất lúa theo mô hình giảm phát thải nhà kính và cánh đồng không dấu chân (ảnh N. Lân)
Sản xuất lúa của đồng bào dân tộc thiểu số xã Bắc Bình, Lâm Đồng (ảnh N. Lân) (1)
Thu hoạch lúa của đồng bào dân tộc thiểu số xã Bắc Bình, Lâm Đồng (ảnh N. Lân)

Trước đó, câu chuyện xen canh giữa lúa và sen ở những vùng trồng lúa trũng, tích được nhiều nước như Phan Hòa, Phan Rí Thành cũ, theo giá lúa, giá hạt sen đã cho thấy thêm sự sáng tạo, linh hoạt của nông dân. Trước đó nữa, nông dân cũng chuyển những vùng trồng lúa ít chủ động nước sang trồng thanh long… Và bây giờ, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng giống lúa mới, các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cũng đã nhiều lên ở xã Bắc Bình.

Trồng sen của đồng bào Chăm, xã Bắc Bình, Lâm Đồng (ảnh N. Lân)
Trồng sen của đồng bào Chăm, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng (ảnh N. Lân)

Tất cả cho thấy rằng, mọi cuộc chuyển đổi mang lại hiệu quả khác nhau nhưng điều phải công nhận là xã Bắc Bình có tổng diện tích gieo trồng rất lớn. Đây là lợi thế, nhất là từ vài năm trước, địa bàn thuộc xã không còn là vùng khát nước thủy lợi. Đây cũng là cơ sở để thu hút đầu tư, để tăng thu ngân sách, để việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở các xã, thị trấn cũ đạt được kết quả như kế hoạch, tính đến hiện tại.

Nổi bật là hạ tầng cơ sở trên các lĩnh vực có nhiều đổi thay và hoàn thiện đạt các tiêu chí theo yêu cầu của xã nông thôn mới, đô thị loại V. Nhờ vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa, phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống của nhân dân trong xã. Đáng chú ý, bên cạnh vốn đầu tư của nhà nước cho hàng loạt công trình xuất hiện là sự đóng góp của nhân dân kèm theo. Như xã Phan Hòa cũ, nơi tập trung đông đồng bào Chăm, trong nhiệm kỳ qua, đã thu hút được gần 22,3 tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó vốn từ nguồn ngân sách Trung ương gần 2,6 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 14,9 tỷ đồng, vốn nhà nước khác và nhân dân đóng góp là 4,8 tỷ đồng...

Trung tâm hành chính xã Bắc Bình, Lâm Đồng (ảnh N. Lân)
Trung tâm hành chính xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng (ảnh N. Lân)

Đáng chú ý, không chỉ có thu nhập, có đóng góp mới là chủ. Qua giám sát những công trình cùng việc tham gia hàng loạt mô hình trên các lĩnh vực được các tổ chức Mặt trận, đoàn thể xây dựng, người dân Bắc Bình có thêm thông tin, kiến thức trên nhiều mặt để nâng cao năng lực làm chủ.

Từ văn hóa tạo ra kinh tế

Trong hơn 51.000 dân của xã thì có khoảng 36% là đồng bào Chăm tập trung tại 2 xã Phan Hòa, Phan Hiệp. Thực tế cho thấy vấn đề tôn giáo ở khu vực này vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố cần quan tâm nhiều hơn. Và đồng thời, cũng không nơi nào bằng xã Bắc Bình, khi có rất nhiều di tích lịch sử đình làng, cơ sở thờ tự tín ngưỡng đạt từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia rải đều khắp xã.

100_0094.jpg
Lễ hội Ramưwan của người Chăm hồi giáo trên địa bàn xã Bắc Bình (ảnh N. Lân)

Từ đây tạo ra 1 quần thể đặc biệt, nhộn nhịp, nhất là vào các mùa lễ hội như Katê, Ramưwan… kéo dài từ thời điểm cuối năm băng qua tết âm lịch sang tháng giêng năm sau. Người dân ở đây đều tuân thủ rất nghiêm về bảo tồn các di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa này. Họ cũng duy trì và phát huy truyền thống văn hóa trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đến nay, xã Bắc Bình tự tin khẳng định trên địa bàn đã bài trừ các hủ tục lạc hậu…

Làng gốm Chăm Bình Đức, xã Bắc Bình, Lâm Đồng (ảnh N. Lân) (2)
Làng gốm Chăm Bình Đức, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng (ảnh N. Lân)

Đây được xem như vùng đất hấp dẫn, có sức hút vốn có từ văn hóa riêng biệt mà bất cứ du khách nào cũng muốn khám phá. Đây cũng là du lịch tâm linh mà rất cần sự ủng hộ của ngành chức năng trong kết nối các điểm tương đồng trên địa bàn tỉnh, trong mời gọi các đơn vị kinh doanh lữ hành khai thác thành tour. Thực sự, đây chỉ là vấn đề thời gian, nhất là trong xu thế bảo tồn những nét riêng, mà văn hóa Chăm thì chưa thôi hết thu hút. Trong khi xã Bắc Bình ở vị trí trung tâm có QL 1A, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao đi qua; có hệ thống giao thông kết nối thông suốt. Lại có 2 làng nghề gốm, bánh tráng. Có nhiều sản phẩm OCOP...

Làng nghề bánh tráng ở xã Bắc Bình, Lâm Đồng (ảnh N. Lân) (1)
Làng nghề bánh tráng ở xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng (ảnh N. Lân)
Làng nghề bánh tráng ở xã Bắc Bình, Lâm Đồng (ảnh N. Lân) (2)
Làng nghề bánh tráng ở xã Bắc Bình, Lâm Đồng (ảnh N. Lân)

Tính ra, những yếu tố chính cho thu hút, mời gọi, phần lớn đều từ trong dân. Nhưng quyết định cho ra kết quả như mong muốn đặt ra với đại hội lần thứ 1 này của xã: “Phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, mời gọi, thu hút các nhà đầu tư với các dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số” thì phụ thuộc vào chính sách và trình độ đội ngũ cán bộ của xã. Và tận cùng thì đều có liên quan đến văn hóa nói chung.

Đó là lý do Đảng bộ xã Bắc Bình xác định quan điểm chỉ đạo: “Lấy phát triển nông nghiệp làm trọng tâm của nền kinh tế; phát triển thương mại, dịch vụ làm động lực thúc đẩy; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làm đột phá để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của kinh tế địa phương. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; đồng thời bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu".

Để từ đây, xã đạt các chỉ tiêu như phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 77 triệu đồng/người/năm; cuối năm 2030, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,3%...

Khó khăn, thách thức nhất là trong thời gian đến, lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của xã. Vì vậy, Bắc Bình xác định sẽ tiếp tục phát huy vai trò làm chủ của người dân, trước hết trên cánh đồng của họ thông qua cung cấp kiến thức cho ứng dụng khoa học kỹ thuật, cho chuyển đổi cây trồng hiệu quả và nâng tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp theo chuẩn GAP và tương đương lên. Từng bước hướng nông dân đến tập trung điều hành sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế nông nghiệp.

Bí thư Đảng ủy xã Bắc Bình Nguyễn Quốc Thắng

Nguồn: https://baolamdong.vn/huong-toi-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-xa-bac-binh-lan-thu-i-nhiem-ky-2025-2030-bac-binh-dua-nguoi-dan-vao-vi-tri-chu-the-383670.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm