1. Kênh đào nào lớn nhất lịch sử phong kiến, được đào tay trong vòng 5 năm?
- Kênh Xáng Xà No
0%
- Kênh Chợ Gạo
0%
- Kênh Vĩnh Tế
0%
- Kênh Nhà Lê
0%
Kênh Vĩnh Tế dài 87km, rộng 30m, được đào tay trong vòng 5 năm với hơn 80.000 nhân công, được xem là kênh đào lớn nhất Việt Nam gần 200 năm trước. Kênh bắt đầu từ sông Châu Đốc thuộc phường Vĩnh Ngươn, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang nối với sông Giang Thành thuộc thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Theo PGS TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Lịch sử quân sự Việt Nam, kênh Vĩnh Tế xây dựng 200 năm trước đóng vai trò như một công trình đánh dấu, xác lập và khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất Nam Bộ.
2. Kênh được hoàn thành dưới triều đại nào?
- Lý
0%
- Trần
0%
- Lê
0%
- Nguyễn
0%
Theo sử sách, năm 1819, tức năm Kỷ Mão, sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, vua Gia Long ban sắc dụ, giao quan Trấn Thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế.
Sắc dụ với nội dung: "Đào con sông này công việc rất khó nhọc. Kế sách của nhà nước, mưu hoạch về biên thùy, đều quan hệ không nhỏ. Các ngươi dẫu ngày nay khó nhọc mà thực có lợi cho muôn đời".
Kênh đang được thi công thì vua Gia Long mất, vua Minh Mạng tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành vào tháng 5 âm lịch năm 1824. Vĩnh Tế được đánh giá là con kênh có tầm vóc chiến lược vỹ đại nhất lúc bấy giờ.
3. Kênh Vĩnh Tế chạy dọc theo đường biên giới của Việt Nam với quốc gia nào?
- Lào
0%
- Campuchia
0%
- Thái Lan
0%
- Myanmar
0%
Kênh Vĩnh Tế chạy song song biên giới Việt Nam và Campuchia, thuộc địa phận 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang. Trong quá khứ, đây là địa điểm quân Xiêm thường phải đi qua khi muốn tiến đánh vùng Tây Nam Bộ.
Theo PGS TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Lịch sử quân sự Việt Nam, việc xây dựng tuyến kênh song song tuyến biên giới đã thể hiện tư duy chiến lược về chủ động phòng thủ. Cùng với mốc chủ quyền biên giới, kênh Vĩnh Tế đóng vai trò như một công trình đánh dấu, xác lập và khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất Nam Bộ.
4. Kênh Vĩnh Tế được đặt tên theo...?
- Năm khởi công đào kênh
0%
- Địa danh nơi kênh đi qua
0%
- Nhánh chính tách ra từ Sông Cửu Long
0%
- Tên người có liên quan tới việc đào kênh
0%
Các tài liệu lịch sử về sự kiện đào kênh Vĩnh Tế (Gia Định thành thông chí, Quốc triều chánh biên toát yếu, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục…) đều ghi nhận rằng, người có công lao nổi bật trong công trình vĩ đại này là Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại.
Trong quá trình đó, một số tư liệu ghi, bà Châu Thị Vĩnh Tế đã có nhiều đóng góp phụ giúp cho chồng. Vì ý nghĩa quan trọng của công trình, vua Minh Mạng đã đặc ân cho Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại lấy tên vợ để đặt cho con kênh.
5. Thành phố nào là nơi gặp nhau của 7 con kênh?
- Ngã Bảy
0%
- Sông Công
0%
- Hồng Ngự
0%
- Vị Thanh
0%
Ngã Bảy thuộc tỉnh Hậu Giang là nơi gặp nhau của 7 con kênh: Cái Côn, Quản Lộ – Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Mang Cá, Mương Lộ, Xẻo Dong, Xẻo Môn. Thành phố này có diện tích gần 80km2, là đơn vị hành chính có mật độ dân số cao nhất tỉnh Hậu Giang.
Ngã Bảy nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, giữa trung tâm TP Cần Thơ và TP Sóc Trăng (mỗi thành phố cách Ngã Bảy khoảng 30 km). Nơi đây được xem là đầu mối giao thông đường thủy quan trọng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/kenh-dao-nao-lon-nhat-lich-su-phong-kien-duoc-dao-tay-trong-vong-5-nam-2397397.html
Bình luận (0)