 |
Địa đạo Kỳ Anh nằm tại xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, là một hệ thống hầm ngầm dài khoảng 32km do người dân địa phương đào thủ công trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam) |
 |
Kiệt tác quân sự này được xây dựng từ năm 1965 đến 1967, ăn sâu dưới lòng đất cát ven biển, ở độ sâu trung bình 3–5m, có chỗ sâu đến 10m, với lớp đất đá ong chắc chắn, giúp tránh bị bom đạn san phẳng. (Ảnh: Zing) |
 |
Hệ thống này có cấu trúc hình ô bàn cờ, gồm hàng trăm hầm nhỏ nối liền với nhau bằng các đường hầm ngang, có nắp đậy bí mật ngụy trang kỹ lưỡng bằng cỏ, rơm rạ, hố than, giếng nước hoặc chuồng bò. (Ảnh: iVIVU) |
 |
Trung tâm của địa đạo nằm ngay dưới đình làng Thạch Tân – nơi được ví là "trái tim của kháng chiến" – từng bị địch dùng 4 xe tăng kéo đổ nhưng vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.(Ảnh: iVIVU) |
 |
Bên trong địa đạo có đầy đủ các công trình phục vụ chiến đấu và sinh hoạt như hầm chỉ huy, hầm hội họp, kho lương thực, trạm cứu thương, trạm thông tin liên lạc và nơi ẩn náu cho hàng trăm người dân.(Ảnh: Báo Lâm Đồng) |
 |
Trong suốt 10 năm tồn tại, địa đạo đã giúp quân dân xã Kỳ Anh tổ chức hơn 1.000 trận đánh du kích, tiêu diệt hơn 3.700 lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, bắn cháy 30 xe tăng và 23 máy bay.(Ảnh: iVIVU) |
 |
Sau chiến tranh, địa đạo Kỳ Anh bị vùi lấp phần lớn, nhưng đến nay đã được phục dựng khoảng 200m kèm nhà truyền thống trưng bày 160 hiện vật, tư liệu lịch sử, giúp du khách hiểu về thời kỳ kháng chiến.(Ảnh: Zing) |
 |
Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1997, địa đạo Kỳ Anh trở thành biểu tượng anh hùng của tinh thần yêu nước, sự sáng tạo và gan dạ của quân dân Quảng Nam.(Ảnh: iVIVU) |
Mời quý độc giả xem video: Chuyên gia chỉ quân sự chỉ loạt bằng chứng Âu Lạc chưa từng bị Triệu Đà đô hộ. Nguồn: Vũ Đình Thanh.
Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/kiet-tac-quan-su-viet-nam-dai-32-km-noi-con-nguoi-song-trong-cat-post269089.html
Bình luận (0)