Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

“Ngôn ngữ” văn hóa trên trang phục truyền thống

Báo Phú ThọBáo Phú Thọ26/04/2025

“Ngôn ngữ” văn hóa trên trang phục truyền thống

Một bộ trang phục của người Dao quần chẹt hoàn thiện phải trải qua rất nhiều công đoạn từ dệt, thêu, nhuộm, trang trí đến cắt may, ghép khối. Mỗi bộ trang phục của người Dao quần chẹt chính là một tác phẩm nghệ thuật sống động, truyền tải những giá trị truyền thống về ý nghĩa nhân sinh dân tộc thông qua các hoa văn, họa tiết, góp phần tô điểm thêm cho vườn hoa trang phục đầy hương sắc của 54 dân tộc anh em.

“Ngôn ngữ” văn hóa trên trang phục truyền thống

Trang phục của phụ nữ Dao quần chẹt bao gồm áo dài ngắn, váy xòe, khăn đội đầu, dây lưng, tất chân, xà cạp cùng nhiều chi tiết trang trí thủ công bằng chỉ màu, hạt cườm, tua rua. Phần áo được thiết kế với cổ tròn, hai vạt ngắn trước bụng, vạt sau buông dài đến đùi, được thêu hoa văn hình học tinh xảo. Váy thường có màu chàm sẫm, xếp ly nhỏ, gấu váy gắn các dải thổ cẩm đỏ rực rỡ.

“Ngôn ngữ” văn hóa trên trang phục truyền thống

Chiếc áo là điểm nhấn và là phần quan trọng nhất của bộ trang phục. Thân áo là hai khổ vải rộng 30cm, dài khoảng 250cm được gấp làm đôi thành thân trước và thân sau. Để tạo thành thân sau phải khâu hai mép vải từ cổ xuống tới gấu tạo thành một đường ghép ở giữa sống lưng. Hai thân trước để dời nhau. Mỗi thân trước lại được khâu vào với thân sau từ nách xuống tới quá eo, còn lại để xẻ tà. Nẹp áo được đắp bằng vải đỏ hoặc vải trắng. Tay áo là một vuông vải gấp làm đôi theo chiều dọc để khâu thành ống. Gấu tay áo cũng đáp bằng vải trắng hoặc vải đỏ.

“Ngôn ngữ” văn hóa trên trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của người Dao quần chẹt lấy hai màu chủ đạo là chàm và đen để trang trí, thế nhưng không phải vì vậy mà kém phần đặc sắc. Bởi hai gam màu này khi kết hợp với nhiều hình dáng hoa văn trên vải tạo nên bộ trang phục độc đáo. Khác với trang phục của các dân tộc khác vốn thiên về trang trí đơn thuần, hoa văn trên trang phục Dao quần chẹt mang tính tượng trưng và thiêng liêng. Các họa tiết phổ biến gồm hình móc câu (biểu trưng cho sự gắn kết, bền chặt), hình tam giác (mái nhà, sự bảo vệ), hình răng cưa (núi rừng), và đặc biệt là hình người cách điệu – thể hiện sự kính ngưỡng tổ tiên...

“Ngôn ngữ” văn hóa trên trang phục truyền thống

Đối với người Dao quần chẹt mặc trang phục dân tộc vừa là sự tự hào, hãnh diện, vừa mang yếu tố tâm linh. Bởi trong mọi nghi lễ cúng, nhất là cúng cấp sắc thì các thành viên của gia đình đều phải mặc quần áo truyền thống của dân tộc. Gia đình nào tự làm được trang phục thì tổ tiên sẽ chứng giám cho lòng thành. Nhờ vậy mà đối với người phụ nữ Dao quần chẹt việc cắt may, thêu thùa trang phục cho gia đình có ý nghĩa rất quan trọng.

“Ngôn ngữ” văn hóa trên trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của người Dao quần chẹt là bản sắc văn hóa được “viết” bằng kim chỉ. Giữa nhịp sống hiện đại, từng đường kim mũi chỉ thêu tay vẫn âm thầm kể câu chuyện của bản làng – một câu chuyện cần được lắng nghe, trân trọng và tiếp nối...

“Ngôn ngữ” văn hóa trên trang phục truyền thống

Hà Trang

Nguồn: https://baophutho.vn/ngon-ngu-van-hoa-tren-trang-phuc-truyen-thong-231803.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trực tiếp: Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM
Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm