Sự lan truyền của tác phẩm Lục Vân Tiên trong đời sống tinh thần người dân Nam bộ qua hình thức truyền khẩu đã hình thành một hình thức trình diễn dân gian thuộc thể loại Hát kê mà người Nam bộ gọi là Nói thơ Vân Tiên. Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng khẳng định "điệu nói thơ này ra đời sau truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và nó hẳn ra đời khi truyện Lục Vân Tiên đã trở nên phổ cập, được đông đảo công chúng đón nhận đến một mức nào đó".
Theo tác giả Lư Hội, các hình thức nói thơ ở Nam bộ đã được hình thành từ sự du nhập theo những đợt sóng di dân từ Trung bộ vào phương Nam, và nói thơ có lẽ xuất xứ từ lối nói thơ trong hát sắc bùa, lối hô bài chòi, lối nói thơ Quân phường. Việc phổ biến truyện thơ Lục Vân Tiên diễn ra dưới hình thức nói thơ được thể hiện trong đa dạng các không gian trong đời sống của cộng đồng dân cư Nam bộ.
Riêng tại tỉnh Bến Tre (cũ), Nói thơ Vân Tiên có sức sống rất bền bỉ và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và càng mạnh mẽ hơn khi truyện thơ Lục Vân Tiên được in ấn, phát hành dưới hình thức chữ Quốc ngữ vào năm 1889.
Nguồn:https://thanhnien.vn/noi-tho-van-tien-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-185250719202149762.htm
Bình luận (0)