Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tăng cường các biện pháp ứng phó mưa lớn

- Trong 24 giờ qua (từ 05h00 ngày 23 đến 05h00 ngày 24/5), trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to.

Báo Tuyên QuangBáo Tuyên Quang24/05/2025

Người dân xã Hồng Thái, Na Hàng san gạt đất đá sạt lở do mưa lớn.

Cụ thể, như: Minh Xuân 134mm (TP Tuyên Quang); Hùng Đức 140mm, Thái Hoà 106mm (Hàm Yên); Linh Phú 116mm, Hùng Mỹ 108mm (Chiêm Hoá); Lang Quán 128mm, Phúc Ninh 118mm (Yên Sơn).

Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực trên địa bàn tỉnh ở trạng thái gần bão hoà (trên 80%) hoặc đã đạt trạng thái bão hoà. 

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong thời gian tới trên các khu vực trên địa bàn tỉnh (có biểu kèm theo) có nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông nhỏ, suối; sạt lở đất nơi có địa hình dốc, khu vực có kết cấu đất đá yếu, kém ổn định, các công trình xây dựng và ngập úng vùng trũng thấp, ven sông suối, ngập úng đô thị. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 3.

Nhằm chủ động ứng phó, Sở Nông nghiệp và Môi trường- Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa, lũ trên địa bàn; triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ”, tăng cường công tác tuyên truyền, bảo đảm mọi người dân nắm được thông tin về nguy cơ mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất; tổ chức kiểm soát, hướng dẫn giao thông trong thời gian xảy ra mưa lũ, nhất là việc đi lại qua ngầm tràn, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, khu vực nước ngập sâu. Bố trí lương thực, nhu yếu phẩm tại các khu vực xung yếu nó nguy cơ xảy ra chia cắt khi mưa, lũ lớn, sạt lờ đất, ngập lụt để kịp thời thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân khi có tình huống.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất để giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra.

Khi có thiên tai xảy ra, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị theo lĩnh vực ngành chủ động huy động lực lượng, phương tiện và sử dụng ngân sách dự phòng theo phân cấp để hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân, đồng thời tổ chức trực ban, theo dõi, nắm bắt mọi tình huống diễn biến thiên tai, thiệt hại trên địa bàn.

Các đơn vị, địa phương thực hiện trực ban nghiêm túc, theo dõi, nắm bắt mọi tình huống diễn biến thiên tai, thiệt hại trên địa bàn. 

Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/tang-cuong-cac-bien-phap-ung-pho-mua-lon-212427.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình
Ngắm “cổng nhà trời” Pù Luông - Thanh Hoá
Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương dưới mưa
Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm