Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng phục vụ du khách khám phá di sản

NDO - Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được UNESCO công nhận Di sản văn hoá thế giới năm 2011. Cùng với việc quy hoạch, bảo tồn di sản, nhiều năm qua Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành nhiều đợt khai quật khảo cổ học làm sáng rõ thêm tính toàn vẹn, xác thực, nhất là giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.

Báo Nhân dânBáo Nhân dân13/05/2025

Ngoài phòng trưng bày bổ sung các di vật, hiện vật liên quan đến vương triều Hồ, hình ảnh về các đợt khai quật, khảo cổ học; Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ đã đưa vào khai thác “không gian trưng bày hiện vật ngoài trời”, trưng bày “mô hình súng thần công và những cải cách của triều Hồ”, khai thác “không gian trưng bày đá xây thành” làm điểm check-in mới tại khu vực phía nam của di sản.

Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ đã đưa dịch vụ xe điện vào khai thác, phục vụ du khách tham quan các tuyến du lịch: Thành nhà Hồ-về miền di sản; Thành nhà Hồ-các làng truyền thống; Thành nhà Hồ-tâm linh vùng đệm; Thành nhà Hồ-di tích và thắng cảnh vùng đệm.

Các tuyến tham quan không ngừng được mở rộng, tăng cường đến các điểm di tích, danh thắng, các làng truyền thống trong không gian văn hóa Tây Đô phục vụ nhu cầu trải nghiệm, khám phá sự đa dạng, tiêu biểu, đặc trưng của các sản phẩm văn hóa, du lịch, dịch vụ.

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng phục vụ du khách khám phá di sản ảnh 2
Những người làm báo nghe thuyết minh viên giới thiệu về kết quả khai quật khảo cổ học và không gian văn hóa Tây Đô.

Đến với di sản Thành nhà Hồ, du khách còn được trải nghiệm “không gian văn hoá nông nghiệp vùng Tây Đô”. Tại đây có khu trưng bày, giới thiệu đến công chúng, thế hệ trẻ các nông cụ canh tác truyền thống, “bữa cơm” dưới nếp nhà Việt cổ truyền chứa đựng những nét sinh hoạt văn hoá thuần hậu của con người, gia đình Việt Nam.

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng phục vụ du khách khám phá di sản ảnh 3

Các thế hệ chung vui, quây quần bên mô hình "bữa cơm gia đình".

Đặc biệt, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ chủ động tham gia tuyên truyền, giáo dục kiến thức địa phương, bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương “địa linh, nhân kiệt”; phối hợp với các trường học tổ chức chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Qua đó tạo thêm cơ hội cho tuổi trẻ học đường được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi lành mạnh, góp phần định hướng lối sống đẹp, ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá của địa phương, quê hương, đất nước; khơi gợi sự năng động, sáng tạo trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản phục vụ nhu cầu đời sống đương đại.

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng phục vụ du khách khám phá di sản ảnh 4

Du khách chụp ảnh lưu niệm bên điểm trưng bày súng thần công triều Hồ.

Theo thống kê, từ sau đại dịch Covid-19 trở lại đây, số lượng khách du lịch đến di sản Thành nhà Hồ tăng trưởng nhanh qua các năm. Vào năm 2021, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ chỉ đón được 37.140 khách du lịch trong nước thì đến năm 2023 đã đón 248.960 khách nội địa và 1.740 người nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu di sản.

Năm vừa qua, Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ thu hút 257.008 khách du lịch trong nước, 2.992 người nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm và hơn 4 tháng đầu năm nay có gần 120.000 lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ.

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng phục vụ du khách khám phá di sản ảnh 5
Về miền di sản nối dài niềm vui cho thế hệ trẻ.

Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ Trịnh Hữu Anh cho hay: Số lượng học sinh, sinh viên đến tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về di sản, trải nghiệm văn hóa Tây Đô chiếm khoảng 25% số lượng du khách hàng năm và đơn vị thực hiện các đợt miễn, giảm phí tham quan đối với du khách, nhất là học sinh.

Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản, đưa quần thể di sản Thành nhà Hồ trở thành điểm tham quan, học tập, nghiên cứu, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau; không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ, chú trọng phát triển loại hình du lịch đặc trưng, các lễ hội truyền thống, du lịch cộng đồng; tăng cường liên kết nội tỉnh, kết nối các tuyến du lịch điểm đến trong tỉnh, hợp tác với các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình “Con đường di sản miền trung” và “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ”.

Nguồn: https://nhandan.vn/thanh-hoa-nang-cao-chat-luong-phuc-vu-du-khach-kham-pha-di-san-post879420.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang
Những điểm du lịch Ninh Bình không thể bỏ qua

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm