Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thảo luận tại tổ về các dự án Luật

Chiều nay 6/5, tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội tổ số 15 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Thuận, Bình Phước, Quảng Trị, Vĩnh Phúc đã tập trung thảo luận một số nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau của các dự án luật: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (sửa đổi); Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Báo Quảng TrịBáo Quảng Trị06/05/2025

Phát biểu ý kiến về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đánh giá cao cơ chế thử nghiệm có kiểm sát (sandbox) tại Điều 23 của dự thảo Luật, đại biểu cho đây là cơ chế được nhiều doanh nghiệp mong chờ để có thể triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.

Tuy nhiên, cơ chế này cũng có một số nhược điểm: nếu nếu thời gian thử nghiệm không được xác định hợp lý hoặc thủ tục xin phép tham gia sandbox phức tạp, kéo dài thì tình trạng doanh nghiệp phải chờ Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng loại hình công nghệ của doanh nghiệp mình mới được phép thực hiện....Tất cả nhược điểm trên làm giảm động lực đổi mới của doanh nghiệp.

Thảo luận tại tổ về các dự án Luật

Đại biểu Hà Sỹ Đồng phát biểu - Ảnh: NL

Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần quy định về cơ chế Sandbox theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền đề xuất với cơ quan nhà nước cho phép miễn tuân thủ quy định của pháp luật trong phạm vi thời gian, không gian, đối tượng thử nghiệm, thay vào đó, doanh nghiệp có giải pháp công nghệ, kỹ thuật, quản lý khác để vẫn đạt được mục đích chính sách ban đầu như: bảo đảm an toàn cho xã hội, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng....và nhà nước nên đồng hành cùng doanh nghiệp để thực hiện việc thử nghiệm, theo dõi chặt chẽ quá trình thử nghiệm để phát hiện vấn đề bất cập và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Về 6 nhóm cơ chế chính sách để phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, xem đây là các cơ chế, chính sách tạo động lực cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia; các quy định cần ngắn gọn rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là đơn giản thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền cho địa phương.

Đồng thời, đề nghị Luật này cần quy định những nội dung nào thuộc thẩm quyền của Quốc hội, còn lại nên giao Chính phủ quy định chi tiết để đảm bảo tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Cùng tham gia ý kiến dự thảo Luật nêu trên, đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh sự cần thiết của việc quy định cụ thể về cơ chế tài chính để thực hiện các chính sách đề ra, đặc biệt làm rõ cơ chế quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo một cách minh bạch và hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích.

Thảo luận tại tổ về các dự án Luật

Đại biểu Hoàng Đức Thắng phát biểu - Ảnh: NL

Về quy định chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đại biểu cho đây là một nội dung quan trọng, bước tiến bộ mới của Luật. Vì vậy, đề nghị rà soát các quy định rõ ràng về quyền sở hữu, quyền sử dụng, phân chia lợi nhuận và trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu, đặc biệt đối với các kết quả sản phẩm được tạo ra từ ngân sách nhà nước.

Đồng thời, cần có các cơ chế hỗ trợ hiệu quả để kết nối giữa các nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học với doanh nghiệp và thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Thảo luận về dự án Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (sửa đổi), đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, công nghệ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngày càng phát triển đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn, mã số truy xuất và ứng dụng công nghệ số trong quản lý thông tin về nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình thi hành Luật này trong thực tiễn cuộc sống.

Ngoài ra, đại biểu Hoàng Đức Thắng cũng có một số ý kiến góp ý dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Nguyễn Lý – Cẩm Nhung

Nguồn: https://baoquangtri.vn/thao-luan-tai-to-ve-cac-du-an-luat-193468.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Chiêm bái 87 bảo vật Phật giáo: Bí ẩn thiêng liêng lần đầu hé mở
Những đảo chè xanh mát
29 công trình phục vụ tổ chức Hội nghị APEC 2027
Xem lại màn bắn pháo hoa đêm 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước trên bầu trời TPHCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm