Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thiếu Lâm Tự làm ăn xôm tụ, kiếm tiền như nước mỗi năm

Xì căng đan của sư trụ trì Thích Vĩnh Tín mới đây còn phơi bày một góc độ "trần tục" khác của Thiếu Lâm Tự, đó là khả năng kinh doanh đáng nể.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ28/07/2025

Thiếu Lâm Tự - Ảnh 1.

Thiếu Lâm Tự có rất nhiều hoạt động gặt hái ra tiền - Ảnh: XN

"Tăng lữ CEO" là cách mà giới truyền thông mỉa mai sư trụ trì Thiếu Lâm Tự - Thích Vĩnh Tín (tục danh Lưu Ứng Thành), người vừa bị Hiệp hội Phật giáo tỉnh Hà Nam hủy bỏ pháp danh vì bê bối tham ô, quan hệ bất chính với phụ nữ.

Nhưng cũng không thể phủ nhận, ông Lưu Ứng Thành có đóng góp to lớn vào việc kích cầu du lịch của thành phố Đăng Phong (Trịnh Châu, Hà Nam), xoay quanh việc mở rộng các hoạt động quảng bá của Thiếu Lâm.

Theo dữ liệu từ cơ quan du lịch Sơn Đăng Phong, năm 2017 khu thắng cảnh Thiếu Lâm thu về khoảng 350 triệu nhân dân tệ (NDT) - tương đương 49 triệu USD từ vé tham quan, cùng với hơn 120 triệu NDT (16,8 triệu USD) từ dịch vụ trải nghiệm võ thiền như biểu diễn võ tăng, các tour tâm linh kết hợp võ đạo.

Trên thực tế, chùa Thiếu Lâm được hưởng khoảng 30% doanh thu vé, tức hơn 100 triệu NDT/năm. Khoảng 70% còn lại nhà chùa sẽ nộp cho ngân sách thành phố Đăng Phong, cũng như phân chia cho các công ty du lịch, và các hoạt động dịch vụ khác.

Dữ liệu cũng cho thấy năm 2019 lượng khách đến chùa Thiếu Lâm đạt 4,2 triệu lượt. Giá vé tham quan chùa dành cho người lớn vào khoảng 80 NDT (12 USD).

Nhưng các du khách không chỉ mua vé, bởi trong nhà chùa còn có nhiều dịch vụ, buôn bán hàng lưu niệm khác. Nếu tính mức tiêu dùng trung bình 300 NDT/người thì tổng doanh thu du lịch của Thiếu Lâm Tự lên đến hơn 1,2 tỉ NDT/năm.

Ngoài vé tham quan, chùa đã phát triển mạng lưới biểu diễn võ thuật, với khoảng 1.000 lần "chạy sô" mỗi năm khắp toàn cầu.

Mỗi sô diễn ban đầu thu khoảng 3.000 USD, và có thể lên đến 10.000 USD tùy tính chất buổi diễn. Ước tính các hoạt động này thu về thêm cho Thiếu Lâm Tự 3 - 10 triệu USD hằng năm.

Đồng thời, Thiếu Lâm đã đăng ký hơn 700 nhãn hiệu liên quan đến thực phẩm, y dược, sản phẩm văn hóa, du lịch và giáo dục võ thuật để bán bản quyền sử dụng hình ảnh và tên thương hiệu - tạo thêm nguồn thu dài hạn.

Nguồn thu này hiện chưa được làm rõ là bao nhiêu, nhưng một số bài viết trên ThinkChina hay The Paper cho biết sẽ là một con số khổng lồ, không hề thấp hơn mức thu từ bán vé.

Về hoạt động giảng dạy võ thuật, Trường Võ Thiếu Lâm (Song Mountain Shaolin Kung Fu School) được ủy quyền chính thức đào tạo võ sinh quốc tế. Học phí trung bình khoảng 490 - 590 USD/tháng (3.900 NDT) bao gồm ăn ở, huấn luyện và đồng phục.

Học viên dài hạn 12 tháng phải trả khoảng 5.980 USD (40.800 NDT), có giảm dần nếu đăng ký nhiều năm. Mỗi năm hàng trăm học viên tham gia các khóa dài hạn, tạo doanh thu từ học phí dễ đạt vài triệu USD mỗi năm.

Với số lượng võ sinh mỗi năm từ 20.000 - 30.000, trong đó mỗi học viên đều học ít nhất 1 tháng, doanh thu từ việc dạy võ của Thiếu Lâm Tự vào khoảng 20 - 30 triệu USD mỗi năm

Tất cả các dòng doanh thu trên cộng lại cho thấy mỗi năm Thiếu Lâm Tự có thể thu khoảng 100 - 200 triệu USD. Đây hiện chỉ là con số ước tính từ các tờ báo địa phương và quốc tế.

Trên thực tế, số tiền mà Thiếu Lâm Tự đóng góp vào du lịch của thành phố Đăng Phong còn lớn hơn thế hàng chục lần.

HUY ĐĂNG

Nguồn: https://tuoitre.vn/thieu-lam-tu-lam-an-xom-tu-kiem-tien-nhu-nuoc-moi-nam-20250728200249129.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm