Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

5 yếu tố quyết định chiều cao của trẻ

VnExpressVnExpress14/11/2023


Chế độ dinh dưỡng, nội tiết tố, giới tính, vận động và các bệnh lý có tác động đến phát triển chiều cao của trẻ.

Bên cạnh yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động phù hợp kết hợp nghỉ ngơi khoa học giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả.

Di truyền

Gene không phải là yếu tố duy nhất dự đoán chiều cao của một người. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cao hơn nhiều so với cha mẹ và những người thân khác.

Hiện, không có cách nào biết chính xác một đứa trẻ cao bao nhiêu khi trưởng thành, nhưng có thể dự đoán dựa vào chiều cao của bố mẹ. Cách tính là lấy chiều cao của bố và mẹ cộng lại, chia cho 2, sau đó trừ đi 7,5 cm nếu trẻ là con gái hoặc giữ nguyên giá trị nếu là bé trai.

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm tổng lượng calo, tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, có thể tối đa hóa tiềm năng tăng trưởng của trẻ.

Canxi cần thiết cho xương, răng, chức năng thần kinh, cơ và tim mạch, ngăn ngừa đông máu. Trẻ nhỏ cần canxi và vitamin D để ngăn ngừa bệnh còi xương. Các loại rau lá xanh, sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, đậu nành, phô mai nhiều canxi.

Nhiều loại vitamin đóng vai trò riêng biệt trong sự tăng trưởng của trẻ. Cụ thể, vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn, cải thiện sự hấp thụ canxi. Vitamin C và E góp phần nâng cao đề kháng.

Chất béo cung cấp năng lượng, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trẻ 2-3 tuổi nên có tổng lượng chất béo hàng ngày chiếm 30-35% lượng calo, con số này ở trẻ 4-18 tuổi là 25-35%. Dầu ăn, thịt cá, quả hạch chứa chất béo lành mạnh.

Cùng với chất béo, carbohydrate cung cấp năng lượng, phát triển cơ bắp và thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa. Ngoài đồ ăn, nước cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể, giúp bé phát triển. Ngoài nước lọc, sữa, bé có thể uống nước ép trái cây để có thêm vitamin và khoáng chất.

Chế độ vận động phù hợp cũng giúp trẻ tăng cao. Ảnh: Freepik

Chế độ vận động phù hợp cũng giúp trẻ tăng chiều cao. Ảnh: Freepik

Giới tính

Thông thường, con trai phát triển chậm hơn con gái do sự khác biệt về các mốc tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nam giới trưởng thành có xu hướng cao hơn trung bình 14 cm so với nữ giới.

Nội tiết tố

Ở tuổi dậy thì, hormone rất cần thiết để điều chỉnh sự phát triển của cơ thể. Chúng bao gồm hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng và giới tính như testosterone, estrogen.

Bất thường trong các hormone này đều có thể làm thay đổi sự tăng trưởng, chiều cao tổng thể. Trẻ em bị suy giáp hoặc rối loạn tuyến yên có thể có chiều cao thấp hơn trung bình so với cha mẹ. Hiếm khi, rối loạn nội tiết tố giúp bé cao hơn bình thường.

Rối loạn bẩm sinh

Một số tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ. Ví dụ, chứng loạn sản xương - sụn là bất thường di truyền về phát triển các mô liên kết, xương hoặc sụn. Hội chứng khiến trẻ thấp bé và tăng trưởng không đều thân, chi.

Một chứng rối loạn bẩm sinh khác làm cho bé chậm dậy thì, không đạt được tầm vóc cao lớn là hội chứng Turner. Không giống như chứng loạn sản xương - sụn, hội chứng Turner không di truyền trong gia đình.

Vận động

Tập thể dục thường xuyên góp phần phát triển chiều cao. Bé nên duy trì ít nhất 30 phút đến một giờ hoạt động thể chất vừa phải như bơi lội, nhảy dây, đu xà đơn... mỗi ngày.

Lê Nguyễn (Theo Healthline)

Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp


Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Người dân chờ đợi 5 tiếng để chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ trên bầu trời TPHCM
Trực tiếp: Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm