Một trong những chủ trương mà tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt những năm qua, đó là từng bước xóa bỏ phương thức sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thay vào đó là đẩy mạnh các mô hình liên kết, thúc đẩy mở rộng các HTX, tổ hợp tác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, cho ra đời những thương hiệu nông sản OCOP chất lượng cao. Hiện nay đang có 17 vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được phát triển theo quy hoạch của tỉnh, bao gồm 8 vùng nguyên liệu đã được cấp mã số vùng trồng. Các địa phương tích cực phê duyệt hỗ trợ các dự án liên kết, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng chuỗi ATTP, sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ứng dụng công nghệ cao. Hằng năm, các chương trình hội chợ OCOP, phiên chợ, tuần hàng xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cũng được tổ chức, gắn với hoạt động kết nối cung - cầu...
Hiện nay, toàn tỉnh đang có 186 chủ thể tham gia chương trình OCOP với tổng số 432 sản phẩm, bao gồm 5 sản phẩm đạt 5 sao, 107 sản phẩm đạt 4 sao và 320 sản phẩm đạt 3 sao. Đặc biệt, có đến 50/432 sản phẩm đạt sao của 15 chủ thể, HTX, doanh nghiệp là người DTTS, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đây đều là những sản phẩm thế mạnh, đặc trưng như: Trà hoa vàng, ba kích Ba Chẽ; miến dong Bình Liêu; nếp cái hoa vàng Đông Triều; lợn Móng Cái; gà Tiên Yên; sá sùng Vân Đồn; mực Cô Tô... Đây được xem như một bước đột phá, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập theo hướng gia tăng giá trị nông sản, đồng thời quảng bá nền văn hóa giàu bản sắc của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Nhằm thực hiện đa dạng sinh kế cho người dân, các địa phương cũng thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững như: Giao đất, giao rừng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; phát triển bền vững một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao dưới tán rừng; kiểm soát chặt chẽ mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu trên cơ sở nghiên cứu lợi thế của địa phương, diễn biến thời tiết và nhu cầu thị trường... Những cánh rừng được hình thành từng bước mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, giúp giảm nghèo cho bà con DTTS ở miền núi, hải đảo; góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ con người trước thiên tai, bão lũ.
Còn phải nói tới việc hàng nghìn hộ dân vùng DTTS, miền núi trên địa bàn tỉnh đã có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH. Những đồng vốn chính sách được triển khai đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, đã trở thành đòn bẩy giúp nhiều gia đình có điều kiện vươn lên trong lao động sản xuất và đời sống. Đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân nguồn vốn 287,9 tỷ đồng cho 3.291 hộ dân vay với hạn mức tối đa 100 triệu đồng/hộ.
Đồng hành cùng đồng bào miền núi, biên giới, hải đảo còn có vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh. Tiêu biểu như Hội Nông dân các cấp đã hướng mạnh hoạt động vào việc hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nhân dân vùng khó khăn phát triển các mô hình kinh tế tập thể để nâng cao hiệu quả; triển khai nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay tín chấp để đầu tư sản xuất. Hay như Hội LHPN đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đào tạo kỹ năng, tư vấn pháp lý, giúp chị em tự tin hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số vào kinh doanh thương mại...
Có thể thấy rằng, phong trào thi đua lao động sản xuất ngày càng thêm sôi nổi, hiệu quả, được lan rộng khắp các vùng miền. Xây dựng cuộc sống ấm no không nhất định phải “ly hương”, “ly nông” như quan niệm cũ, mà hoàn toàn có thể thực hiện được ngay trên mảnh đất quê hương, bắt đầu từ tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Hiện nay, Cục Thống kê đang tiến hành triển khai Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Đây là một trong ba cuộc Tổng điều tra thống kê quốc gia, được tổ chức định kỳ 10 năm một lần trên phạm vi toàn quốc nhằm thu thập thông tin toàn diện về thực trạng và sự phát triển của khu vực nông thôn, nông nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Đồng thời góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê phục vụ quản lý, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Ngày 1/7, tại xã Tiên Yên, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Thời gian thực hiện đến hết 30/7/2025.
|
Nguồn: https://baoquangninh.vn/chuyen-minh-trong-san-xuat-nong-nghiep-3365252.html
Bình luận (0)