Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đặc khu Phú Quý sẵn sàng ứng phó với bão số 3

Dù không nằm trong vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 (tên quốc tế là Wipha) nhưng với đặc thù nằm giữa biển khơi, chính quyền và Nhân dân Đặc khu Phú Quý (tỉnh Lâm Đồng) đã chủ động triển khai đồng bộ các phương án ứng phó với bão, không để xảy ra bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng20/07/2025

z6823130295583_781fea43c53916246c68e2b0875f5b93.jpg
Vị trí, đường đi của cơn bão Wipha, cập nhật sáng ngày 20/7 ( Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia)

Theo thông báo, cơn bão Wipha chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025. Mặc dù theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vùng ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão là từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, song tại Đặc khu Phú Quý, nơi gió mùa, áp thấp và lốc xoáy thường xuyên xuất hiện sau mỗi đợt bão lớn thì tinh thần cảnh giác, chủ động phòng tránh luôn được đặt lên hàng đầu.

Cơ sở hạ tầng ở Phú Quý ngày càng kiên cố.
Đặc khu Phú Quý nhìn từ trên cao

Theo ông Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND Đặc khu Phú Quý, mặc dù Bộ Nông nghiệp và Môi trường chưa cảnh báo khu vực Lâm Đồng bị ảnh hưởng của bão số 3, nhưng địa phương vẫn không chủ quan.

“Chúng tôi liên hệ thường xuyên với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các lực lượng chức năng như quân sự, biên phòng để cập nhật tình hình và lên phương án ứng phó. Tất cả thông tin thời tiết được theo dõi sát và phát liên tục thông tin về cơn bão, diễn biến, hướng đi và cường độ trên loa phát thanh để người dân của Đặc khu nắm bắt kịp thời. Đặc biệt, yêu cầu các tàu thuyền tuyệt đối không được phép xuất bến nếu điều kiện thời tiết không đảm bảo”, ông Linh nói.

Cũng theo ông Linh, UBND Đặc khu đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát lại toàn bộ phương án phòng chống thiên tai, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. “Quan điểm của chúng tôi là không để xảy ra thiệt hại do chủ quan”, ông Linh nhấn mạnh.

z6823130723913_85f346fc11ce3864ee3ca40dc78e271e.jpg
Số lượng tàu thuyền ở Phú Quý khá lớn so với các địa phương ven biển trong tỉnh

Đặc khu Phú Quý hiện có khoảng 1.700 tàu cá với 7.500 lao động; trong đó, 594 tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Sản lượng khai thác hải sản năm 2024 đạt hơn 36.000 tấn. Việc chủ động bảo vệ người và phương tiện đánh bắt luôn là ưu tiên hàng đầu.

Ông Nguyễn Văn Cường, ngư dân Đặc khu Phú Qúy, cho biết: “Năm nay, chính quyền địa phương cập nhật liên tục tình hình của cơn bão qua loa phát thanh. Nhờ vậy, ngư dân được nắm bắt đầy đủ thông tin và không chủ quan. Nghe tin có bão là vô bờ liền, bảo vệ ghe, giữ an toàn tính mạng là trước tiên. Bão mà mạnh thì không thể đùa được, ở giữa biển, chỉ một cơn lốc nhỏ cũng có thể nguy hiểm”, ông Cường chia sẻ.


N
Người dân che chắn, chủ động bảo vệ các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản

Bên cạnh tàu cá, toàn đảo hiện có 72 cơ sở nuôi trồng thủy sản, diện tích gần 14.500 m², chủ yếu bằng lồng bè và hồ chắn. Việc bảo vệ các cơ sở nuôi trồng khỏi ảnh hưởng của sóng lớn, thủy triều dâng, gió mạnh… cũng đang được chú trọng.

Lực lượng vũ trang là một trong những đơn vị nòng cốt trong công tác phòng, chống thiên tai. Ông Cao Văn Vương, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự Đặc khu Phú Quý, cho biết: “Đơn vị đã triển khai lực lượng xuống từng hộ dân ven biển, đặc biệt là khu vực nuôi trồng thủy sản và các tàu cá chuẩn bị ra khơi để tuyên truyền, hướng dẫn biện pháp phòng tránh bão. Dân quân tự vệ, bộ đội thường trực đã được bố trí sẵn sàng hỗ trợ khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh công tác tuyên truyền, các phương án sơ tán dân, chằng chống nhà cửa, bảo vệ kho tàng, cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng đã được đơn vị triển khai cụ thể”.

Dù không nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3, nhưng Đặc khu Phú Quý đã lên phương án và đặt trong trạng thái sẵn sàng ứng phó toàn diện. Đó không chỉ là biện pháp kịp thời để phòng chống bão, mà còn là cách bảo vệ sự bình yên và củng cố niềm tin cho gần 30.000 người dân đang sinh sống, lao động, bám biển giữa khơi xa của Tổ quốc.

Theo tin bão khẩn cấp của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,9°N; 113,4°E, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 630 km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118 – 133 km/h), giật cấp 15. Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20 – 25 km/h.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao 5,0-7,0m. Biển động dữ dội.

Từ đêm 20/7, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, đảo Hòn Dấu) có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 - 11, giật cấp 14, sóng biển cao 2,0 - 4,0 m, vùng gần tâm bão 3,0 - 5,0 m, biển động dữ dội; vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh dần lên cấp vùng gần tâm bão cấp 8 - 9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0 - 4,0 m, biển động rất mạnh.

Tàu, thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn. Nước dâng do bão và cảnh báo ngập lụt khu vực ven biển: Vùng ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh có nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m, mực nước tổng cộng từ 4,0-5,0m. Nguy cơ cao gây ngập, úng tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông vào trưa và chiều 22/7.

Trên đất liền, từ tối và đêm 21/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 7 - 9, vùng gần tâm bão cấp 10 - 11, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9.

Từ ngày 21/7 đến ngày 23/7, ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200 - 350 mm, cục bộ có nơi trên 600 mm; các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 100 – 200 mm, cục bộ có nơi trên 300 mm.

Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150 mm/3h)

Nguồn: https://baolamdong.vn/dac-khu-phu-quy-san-sang-ung-pho-voi-bao-so-3-382956.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm