Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đắk Nông không chủ quan với dịch bệnh trên vật nuôi

Đắk Nông đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, bảo đảm chăn nuôi an toàn.

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông07/05/2025

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường, tình hình phát triển đàn vật nuôi trong những tháng đầu năm ở Đắk Nông diễn ra ổn định.

Tỉnh hiện có đàn heo khoảng 489.700 con, đạt trên 87% so với kế hoạch năm; đàn bò 28.300 con, đạt 101% so với kế hoạch năm; đàn trâu trên 4.000 con, đạt 97% so với kế hoạch năm; đàn dê 36.000 con, đạt gần 88% so với kế hoạch năm; đàn gia cầm 3,1 triệu con, đạt 93,7% so với kế hoạch năm.

_dsc2895.jpg
Quý I, Đắk Nông có đàn dê 36.000 con, đạt gần 88% so với kế hoạch năm.

Mặc dù các cấp, ngành chức năng, lực lượng chuyên môn đã đẩy mạnh các giải pháp phòng dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhưng trong tháng 4, dịch bệnh nguy hiểm đã xảy ra đối với đàn heo. Điều này đang đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn để giảm thiểu các nguy cơ.

Cụ thể, vào đầu tháng 4/2025, Đắk Nông đã xảy ra một ổ dịch tả heo châu Phi tại xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, với 57 con heo mắc bệnh, trọng lượng trên 1.600kg.

Ngay sau khi phát hiện dịch, lực lượng chức năng, địa phương đã nhanh chóng khoanh vùng, chống dịch. Đến nay dịch đã được khống chế, không lây lan. Đây là ổ dịch đầu tiên trong năm 2025 xuất hiện tại tỉnh Đắk Nông.

Sau đó khoảng 10 ngày, dịch bệnh này lại xuất hiện tại 1 hộ dân ở xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô. 7 con heo với tổng trọng lượng 1.360kg mắc bệnh buộc phải tiêu hủy.

 57 con heo, trọng lượng trên 1.600kg ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi (ảnh mih họa)
57 con heo, trọng lượng trên 1.600kg ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi đầu tháng 4/2025 (ảnh minh họa)

Theo ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, hiện cả 2 ổ dịch tả heo châu Phi đều đã được cơ quan chuyên môn, các địa phương khốc chế, không lây ra diện rộng.

Tuy nhiên, điều này cũng cảnh báo nguy cơ xuất hiện dịch bệnh luôn tồn tại, gây thiệt hại tức thì nếu như người chăn nuôi chủ quan, lơ là, không cảnh giác.

Ông Đông khẳng định, ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

dsc_0720.jpg
UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, người chăn nuôi không chủ quan với dịch tả heo châu Phi.

Ngành Nông nghiệp phối với các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, TP. Gia Nghĩa tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương.

Các điểm kiểm dịch động vật ra, vào tỉnh sẽ được các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật và đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Sở phối hợp với UBND các huyện, TP. Gia Nghĩa chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý kịp thời ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

dsc_0047.jpg
Hiện Sở Nông nghiệp và Môi trường đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, vắc xin để cấp phát kịp thời cho các huyện, TP. Gia Nghĩa triển khai phòng dịch.

Hiện sở đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin để cấp phát kịp thời cho các huyện, TP. Gia Nghĩa triển khai tiêm phòng, tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh.

Đến cuối tháng 4/2025, ngành Nông nghiệp, các địa phương đã thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã tiêm được trên 14.300 liều vắc xin viêm da nổi cục, lở mồm long móng cho gia súc và đàn chó.

Cũng theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND tỉnh giao UBND các huyện, TP. Gia Nghĩa tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục, dại...

dsc_0685.jpg
Những năm qua, dịch tả heo châu Phi gây hại nhiều tại các hộ nhỏ lẻ ở Đắk Nông

Các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Người chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng vắc xin, thực hiện các biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Nguồn: https://baodaknong.vn/dak-nong-khong-chu-quan-voi-dich-benh-tren-vat-nuoi-251711.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại
Tái hiện trận chiến huyền thoại: Bức tranh Panorama Điện Biên Phủ độc nhất Việt Nam
Cảnh tượng hiếm thấy của rùa biển ở Côn Đảo mùa sinh sản

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm