Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đàn ngân trong gió: Một góc nhìn khác về chiến tranh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), tác giả Từ Nguyên Thạch vừa ra mắt truyện dài Đàn ngân trong gió (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành).

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng24/04/2025

Tác phẩm văn học viết về đề tài chiến tranh Việt Nam đã có nhiều người viết. Không ít trong số đó là các nhân chứng trực tiếp tham gia cuộc chiến với nền tư liệu hiện thực đầy đặn. Tuy nhiên, Đàn ngân trong gió lại có một cách tiếp cận riêng biệt, còn khá mới mẻ, góc nhìn của một người dân thường trong vùng đô thị miền Nam.

X6b.jpg

Chiến tranh nói riêng và hiện thực cuộc sống nói chung luôn cần được soi chiếu từ nhiều góc độ để đưa đến người đọc hình ảnh chân thật nhất có thể về những giai đoạn của lịch sử. Và đó cũng là điểm thú vị của cuốn sách khi mà dù tác giả không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến nhưng trong gia đình, dòng họ có người tham gia, cả bên này và phía bên kia. Đó là chất liệu để tác giả hình thành nên tác phẩm.

Câu chuyện chiến tranh trong Đàn ngân trong gió kể về ba thế hệ của một dòng họ, từ ông bà đến cha mẹ và con cháu. Họ đã hòa mình vào một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước. Vùng đất được đề cập trong tác phẩm là một làng quê miền Nam. Trong dòng họ ấy có người đi tập kết, có người tham gia lực lượng du kích ở địa phương và ngược lại cũng có người đi lính, làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng hòa. Cơn bão chiến tranh không chừa một ai. Nó không chỉ thổi bay những xóm làng bình yên mà còn xé rách những hồn quê bình dị.

Tác giả viết bằng tình yêu và sự thấu cảm, không lên gân, không phê phán. Câu chuyện lặng lẽ hiện ra một cách chân thật nhất có thể, không nghiêng bên này hay ngả bên kia. Tất cả khép lại bằng cả nụ cười và nước mắt trong ngày hòa bình, thống nhất. Nụ cười dành cho những người con đi xa nay trở về. Nước mắt cho những người ngã xuống... Trong ngày gia đình đoàn tụ, không ai nói về hận thù, không ai nói về chiến thắng, mà chỉ có thấu hiểu, yêu thương. Hồi tưởng về chiến tranh để ta thêm yêu và trân quý những ngày sống hòa bình hôm nay, đó cũng là mong ước xuyên suốt tác phẩm.

Từ Nguyên Thạch sinh năm 1956, nguyên là nhà giáo, nhà báo. Ông bắt đầu sáng tác văn, thơ từ năm 1975 và có được nhiều tác phẩm để lại dấu ấn với bạn đọc, như: Miền đất tôi yêu (tập thơ, 1989), Bài hát buồn (tập thơ, 1990), Tình người cách ly (truyện dài, 2020), Hai bên chiến tuyến (tập truyện và ký, 2022), 108 ngày sống trong giãn cách (nhật ký, 2024)… cùng nhiều tác phẩm in chung với các tác giả khác.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/dan-ngan-trong-gio-mot-goc-nhin-khac-ve-chien-tranh-post792168.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm