Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Định hướng hợp tác Mekong-Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều nay 11/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế11/07/2025

Định hướng hợp tác Mekong – Hàn Quốc trong giai đoạn mới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác MKC trở thành hình mẫu hợp tác tiểu vùng dựa trên tinh thần “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển”.

Các nước thành viên khẳng định sau 5 năm nâng cấp lên Đối tác chiến lược vì con người, thịnh vượng và hòa bình, hợp tác MKC đã đạt nhiều kết quả, mang lại lợi ích thiết thực tới người dân và doanh nghiệp. Các địa phương, các viện nghiên cứu và các tổ chức phi lợi nhuận của các nước Mekong đã và đang triển khai 36 dự án trị giá hơn 20 triệu USD do Quỹ Hợp tác MKC tài trợ.

Trải qua 12 kỳ Diễn đàn doanh nghiệp MKC, hàng chục thỏa thuận hợp tác đã được các doanh nghiệp Hàn Quốc ký kết với các doanh nghiệp và địa phương các nước Mekong nhằm mở rộng đầu tư và hoạt động kinh doanh tại tiểu vùng. Trung tâm nguồn nước Hàn Quốc-Mekong đã huy động nguồn lực tri thức, tài chính khu vực và quốc tế để hỗ trợ xây dựng hệ thống chia sẻ dữ liệu nhằm quản lý bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong.

Các nước Mekong và Hàn Quốc định hướng Kế hoạch hành động giai đoạn 2026-2030 sẽ tập trung các lĩnh vực mới đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên số, tăng cường năng lực cạnh tranh của các nước thành viên, đồng thời ứng phó hiệu quả hơn với tội phạm xuyên quốc gia, nhất là lừa đảo trực tuyến.

Định hướng hợp tác Mekong – Hàn Quốc trong giai đoạn mới
Cơ chế MKC bao gồm sáu thành viên Campuchia, Lào, Myanmar, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Đây là lần thứ 3 Việt Nam đảm nhận vai trò đồng chủ trì hợp tác MKC sau các năm 2015 và 2020.

Trong phát biểu và điều hành hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác MKC trở thành hình mẫu hợp tác tiểu vùng dựa trên tinh thần “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển”.

Thứ nhất, ưu tiên cao nhất là nối lại Hội nghị cấp cao Mekong-Hàn Quốc trong năm 2025 sau 5 năm gián đoạn nhằm khẳng định ở cấp cao nhất cam kết xây dựng cộng đồng Mekong-Hàn Quốc tự cường, thịnh vượng và lấy người dân làm trung tâm.

Thứ hai, trong giai đoạn phát triển mới, MKC tập trung lấy đổi mới sáng tạo là động lực then chốt, đặt con người ở trung tâm phát triển, bảo đảm an ninh nước - lương thực - năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa...

Thứ ba, Việt Nam dự kiến tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp MKC lần thứ 13 với chủ đề “Số hóa và Đổi mới sáng tạo: Chìa khóa thúc đẩy doanh nghiệp Mekong - Hàn Quốc chuyển đổi và hợp tác” vào tháng 9/2025.

Các nước thành viên đánh giá cao vai trò đồng chủ trì của Việt Nam và Hàn Quốc trong việc thúc đẩy các định hướng lớn để xây dựng Kế hoạch hành động MKC giai đoạn 2026 - 2030. Kết thúc Hội nghị, Việt Nam và Hàn Quốc ra Tuyên bố đồng Chủ tịch.

Cơ chế MKC bao gồm sáu thành viên Campuchia, Lào, Myanmar, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Đây là lần thứ 3 Việt Nam đảm nhận vai trò đồng chủ trì hợp tác MKC sau các năm 2015 và 2020.

Nguồn: https://baoquocte.vn/dinh-huong-hop-tac-mekong-han-quoc-trong-giai-doan-moi-320678.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm