Về bưu chính
Ban hành tiêu chuẩn về dịch vụ bưu chính, tiến hành đo lường và công bố công khai. Mục tiêu là chuẩn hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính.
Về viễn thông
Xoá vùng lõm sóng, phủ sóng 5G toàn quốc, nâng cao chất lượng phủ sóng di động với tốc độ di động đạt 100Mbps, tăng gấp đôi so với 4G. Tốc độ cố định băng rộng 200Mbps. Cung cấp dịch vụ vệ tinh tầm thấp.
Về công nghiệp công nghệ số
Xác lập ngành công nghiệp CNS là một ngành kinh tế trọng điểm, mở rộng phạm vi điều chỉnh sang dữ liệu, nền tảng số, AI, chip bán dẫn, tài sản số, kinh tế số, chú trọng tự cường thông qua phát triển doanh nghiệp công nghệ số Make in Vietnam. Doanh nghiệp CNS Việt Nam phải có năng lực cạnh tranh quốc tế, với doanh thu từ thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao 20-30%, để chậm nhất đến năm 2035, xuất khẩu CNS của Việt Nam phải lớn hơn xuất khẩu nông nghiệp.
Về chuyển đổi số
Chuyển đổi số đã thấm sâu vào hoạt động hàng ngày của đất nước nhưng chúng ta chưa có luật về CĐS. Ban chỉ đạo 57 đã quyết định giao xây dựng và thông qua luật CĐS trong kỳ họp thứ 10 vào cuối năm nay. Luật này sẽ xác định vai trò của nhà nước trong thúc đẩy CĐS là dẫn dắt, tạo điều kiện và giám sát; tạo cơ chế quản lý dữ liệu số; khung thể chế cho nền tảng số và dịch vụ số; tài chính cho CĐS; phát triển nhân lực, kỹ năng số, coi ngôn ngữ số như ngôn ngữ thứ ba bên cạnh tiếng Việt để giữ gìn bản sắc và tiếng Anh để hội nhập, để mỗi người Việt Nam thành thạo 3 ngôn ngữ này như biết đọc, biết viết; quản trị rủi ro trong quá trình CĐS và bảo đảm an toàn không gian số; Giám sát và đánh giá hiệu quả CĐS.
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng tham quan Triển lãm sản phẩm KH&CN Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 năm 2025.
Về tiêu tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Xác định tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật xác định tiêu chuẩn là định hướng phát triển quốc gia, thúc đẩy năng suất, chất lượng và đổi mới; quy chuẩn là hàng rào bảo vệ quốc gia, bảo vệ sức khoẻ, môi trường, an ninh, chủ quyền kỹ thuật. Về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Đây là vấn đề bảo vệ giống nòi, là thương hiệu quốc gia. Chuyển từ tư duy tiền kiểm là chính sang hậu kiểm dựa trên rủi ro, nhằm bảo vệ người tiêu dùng, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới và hội nhập quốc tế. Quy định về chuyển đổi số toàn diện, kết nối dữ liệu giữa các bộ ngành để xây dựng một nền tảng số quốc gia về chất lượng, thực hiện hậu kiểm trên môi trường số.
Về sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ phải biến các kết quả nghiên cứu thành tài sản trí tuệ để giao dịch được, khi đó mới có thị trường KHCN. Chuyển dịch quan trọng nhất của SHTT là chuyển dịch từ bảo vệ quyền sang tài sản hoá, thương mại hoá và thị trường hoá các kết quả nghiên cứu. Một quốc gia phát triển là quốc gia có tới 80% tài sản là tài sản trí tuệ, bởi vậy, phát triển, giao dịch và bảo vệ tài sản trí tuệ là trọng tâm của một quốc gia muốn phát triển.
Về năng lượng nguyên tử
Việt Nam coi phát triển điện hạt nhân là chiến lược quốc gia, là điện xanh và điện nền. Đặt mục tiêu phải làm chủ công nghệ hạt nhân. Đặc biệt quan tâm đến công nghệ điện hạt nhân thế hệ mới, lò hạt nhân module quy mô nhỏ. Bên cạnh điện hạt nhân là việc thay đổi cách quản lý theo mức độ rủi ro để thúc đẩy ứng dụng NLNT trong mọi lĩnh vực. Xác định Cục ATBXHN là cơ quan pháp quy về ATBXHN.
Về các Sở khoa học và công nghệ
Trong 6 tháng cuối năm, các Sở KH&CN tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm: sóng di động phủ 100% dân số và đảm bảo chất lượng; mọi dịch vụ công thực hiện trên môi trường số; hoạt động điều hành của tỉnh dựa trên trung tâm điều hành thông minh; xây dựng trung tâm ĐMST cấp tỉnh, tập trung vào đổi mới và ứng dụng công nghệ, tập trung giải các bài toán của tỉnh mình.
Về các doanh nghiệp công nghệ số và khoa học công nghệ
Nhận và làm chủ các công nghệ, sản phẩm chiến lược. Nhận và làm các dự án lớn của quốc gia. Tập trung dùng công nghệ giải các bài toán của đất nước, giúp đất nước phát triển. Tăng trưởng gấp đôi tăng trưởng GDP của cả nước. Đi ra nước ngoài chinh phục thế giới, tăng năng lực cạnh tranh quốc tế.
Về các viện, trường
Viện nghiên cứu, trường đại học khi nhận được kinh phí từ ngân sách nhà nước thì phải thương mại hoá được kết quả nghiên cứu. Cụ thể, với mỗi đồng ngân sách nhà nước đầu tư cho viện nghiên cứu, cần tạo ra tối thiểu 0,1 đến 0,2 đồng doanh thu từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Doanh nghiệp nhận kết quả nghiên cứu từ viện, trường phải tiếp tục tạo ra giá trị gia tăng – ít nhất từ 5 đến 10 đồng doanh thu từ việc đưa sản phẩm ra thị trường. Viện, trường tạo ra tác động kinh tế là khi doanh nghiệp tiếp nhận kết quả nghiên cứu của viện, trường, từ đó tạo ra sản phẩm, bán ra thị trường tạo ra doanh thu thương mại, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng
Nguồn: https://mst.gov.vn/dinh-huong-lon-cua-nganh-khoa-hoc-cong-nghe-trong-ky-nguyen-so-19725071619304829.htm
Bình luận (0)