Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giáo sư Nhật Bản nghiên cứu về chính sách dân tộc của Việt Nam

Lần đầu tiên, giải thưởng có giá trị hơn 3 tỉ đồng của Quỹ Bảo Sơn được trao cho một giáo sư Nhật Bản nghiên cứu về chính sách dân tộc của những người cộng sản Việt Nam.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên11/05/2025

Tối nay 11.5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao giải thưởng quốc gia Bảo Sơn năm 2024. Trong 4 nhà khoa học được nhận giải thưởng có một giáo sư Nhật Bản. Ông là GS Furuta Motoo, nguyên Phó giám đốc ĐH Tokyo (Nhật Bản), hiện là Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Vì sao giáo sư Nhật Bản được giải thưởng hơn 3 tỉ đồng của người Việt?- Ảnh 1.

GS Furuta Motoo (giữa) nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024

ẢNH: THÀNH TRUNG

Đây là lần đầu tiên, sau 14 năm hoạt động, giải thưởng quốc gia Bảo Sơn được trao cho một người nước ngoài. Việc này thực hiện được là nhờ từ năm 2024, Quỹ Bảo Sơn quyết định sửa đổi quy chế, mở rộng đối tượng được xét giải (không giới hạn trong phạm vi nhà khoa học có quốc tịch Việt Nam), miễn là công trình đáp ứng được mục tiêu "khoa học và nghệ thuật vì Việt Nam thịnh vượng".

Công trình mà GS Furuta Motoo được xét để trao giải là "Lịch sử chính sách dân tộc của những người cộng sản Việt Nam", thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn.

3 giải thưởng còn lại được trao cho các nhà khoa học: TS Nguyễn Văn Điệp, cho công trình nghiên cứu và sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi (tên sản phẩm là AVAC ASF LIVE), thuộc lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường.

PGS Trần Ngọc Lương, cho công trình "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp", thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe.

GS Nguyễn Đình Đức, cho công trình "Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu và kết cấu compozit ba pha tiên tiến trong kỹ thuật", thuộc lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật.

Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn được thành lập năm 2010 bởi Quỹ hỗ trợ GD-ĐT Bảo Sơn, dưới sự bảo trợ của Tập đoàn Bảo Sơn. Giá trị của giải thưởng được tịnh tiến theo lộ trình, năm nay là 120.000 USD/giải thưởng (khoảng hơn 3,1 tỉ đồng).

Nghiên cứu khách quan về Đảng Cộng sản Việt Nam

GS Furuta Motoo được giới chuyên môn đánh giá là nhà Việt Nam học hàng đầu của Nhật Bản. Theo đánh giá của hội đồng xét giải thưởng Bảo Sơn, công trình được trao giải của GS Furuta Motoo dựa trên nguồn tư liệu đồ sộ, phong phú, đáng tin cậy, bao gồm nhiều tài liệu lưu trữ quý hiếm.

Chủ đề cơ bản của cuốn sách này là nói về vai trò của Đảng Cộng sản từ khi còn là các tổ chức tiền thân (1925 - 1930), qua các các thời kỳ dưới các tên gọi khác nhau như Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930), Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 - 1951), Đảng Lao động Việt Nam (1951 - 1976) và Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 cho đến ngày nay trong việc xây dựng quan hệ giữa người Việt và các dân tộc xung quanh để giúp người đọc có thể thấy được sự phát triển của chính sách dân tộc của Đảng cầm quyền hiện nay ở Việt Nam.

Hội đồng xét giải đánh giá nội dung đặc sắc của công trình là những kết quả nghiên cứu về chính sách với Hoa kiều và người Hoa. Đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Bằng phương pháp tiếp cận khách quan và nguồn tư liệu phong phú, tác giả đã đưa ra những nhận định về quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này để từ đó đề ra những chính sách phù hợp và hiệu quả.

Tác giả không thuộc các nước trong hệ thống XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo nên công trình nghiên cứu nói về Đảng Cộng sản có tính khách quan mới có sức thuyết phục cao. Giới nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam tại Nhật Bản đánh giá công trình nghiên cứu này mang tính khoa học cao có sức thuyết phục và đã trở thành nền tảng nghiên cứu chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhật Bản.

Đặc biệt, công trình đã có ảnh hưởng không nhỏ đến giới khoa học và chính giới Nhật Bản trong cách nhìn thiện cảm với Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ, hợp tác hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-su-nhat-ban-nghien-cuu-ve-chinh-sach-dan-toc-cua-viet-nam-185250511210909087.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang
Những điểm du lịch Ninh Bình không thể bỏ qua
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Những bản làng bên dãy Trường Sơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm