Tỏi Lý Sơn
Trước đây, tỏi Lý Sơn được nông dân trồng theo cách truyền thống. Gía bán ra thị trường bấp bênh, không ổn định. Tình trạng được mùa thì rớt giá. Mất mùa thì tăng giá thường xuyên xảy ra. Tìm hướng đi đúng cho tỏi Lý Sơn. Một doanh nghiệp ở Lý Sơn đã liên kết với nông dân trồng tỏi theo tiêu chuẩn Vietgap. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất này, năng suất tỏi đạt 63,4 tạ/ha, tăng 3,4 tạ/ha. Chất lượng tỏi tốt, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và được bao tiêu đầu ra. Đặc biệt, doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị để tỏi được chế biến sâu. Từ sản phẩm chế biến đầu tiên là tỏi đen lên men, đến nay đã có nhiều dòng sản phẩm được chế biến từ tỏi gồm tỏi đen nhiều nhánh, tỏi đen cô đơn, cao tỏi đen và các sản chế biến từ tỏi. Trong đó, có 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 01 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 03 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
Ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh
Ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh, Lý Sơn, Quảng Ngãi, cho biết: Mình thấy chế biến chuyên sâu nó tăng giá trị gấp 2 đến 3 lần truyền thống. Đơn thuần 1 kí tỏi trắng, theo truyền thống thì hơn 100 ngàn/kí. Giờ mà trồng theo vietgap 1 kí tỏi trắng ocop là 200 ngàn/kí. Từ 200 qua chế biến chuyên sâu là 1.300.000 kí, gấp 5 lần, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và người nông dân hơn.
Từ nếp và củ mì, 02 loại nông sản sẵn có tại địa phương. Chủ cơ sở này đã đầu tư nhà xưởng và các loại máy móc để tạo ra các loại nguyên liệu. Sau đó, kết hợp với cá bống rim chế biến ra 02 loại sản phẩm hoàn toàn mới. Đó là cơm cháy cá bống và bánh phồng cá bống. 02 sản phẩm này đã đạt OCOP 3 sao. Từ nông sản tươi, giá trị thấp, đầu ra bấp bênh, qua máy móc chế biến sâu, giúp sản phẩm tăng giá trị lên cao và bảo quản tốt hơn. Các sản phẩm sau chế biến đã nâng tầm giá trị và có chổ đứng trên thị trường.
Chị Thượng Thị Bình Uyên, Chủ cơ sở Hương Vị Mới, Hành Thuận, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi
Chị Thượng Thị Bình Uyên, Chủ cơ sở Hương Vị Mới, Hành Thuận, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, cho biết: Từ nông sản tươi em chế biến ra 2 dòng sản phẩm hoàn toàn mới này, nông sản mình tăng lên 4-5 lần, so với nguyên liệu chưa chế biến.
Từ nấm đông trùng hạ thảo tươi đạt OCOP 3 sao, chủ cơ sở này đã kết hợp với một số sản phẩm OCOP khác chế biến ra một số dòng sản phẩm mới. Trong đó, có 04 sản phẩm đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là hướng đi mới của các chủ thể OCOP trong việc tạo ra nhiều sản phẩm OCOP mới, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhờ chế biến sâu, giá trị sản phẩm OCOP đã nâng tầm giá trị, tăng lợi nhuận.
Anh Trương Quang Ninh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nấm Dược Liệu Ninh Trương
Anh Trương Quang Ninh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nấm Dược Liệu Ninh Trương, cho biết: Bên tôi có các thiết bị máy sấy, máy nghiền, đầy đủ các trang thiết bị máy móc sẽ kết hợp với một số dược liệu nữa đê tạo ra các loại thức uống về sức khỏe, mỹ phẩm chăm sóc da hoàn toàn từ thiên nhiên. Chế biến sâu thứ nhất giải quyết nhiều nguồn dược liệu của anh chị em bán thô với giá thành rất thấp mà bảo quản không được lâu. Sau khi chế biến rồi, mình sẽ sơ chế, chế biến, đóng gói, thời hạn bảo quản lâu hơn, chất lượng tăng lên, giá thành cao hơn, lợi nhuận tăng lên.
Sản phẩm muối tre
Chế biến sâu sản phẩm OCOP là cách để gia tăng giá trị, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đây là hướng đi giúp chủ thể tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. Và để sản phẩm OCOP “đi xa” đòi hỏi các chủ thể không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, đầu tư chế biến sâu, góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đây cũng là bài toán về giải quyết đầu ra cho nông sản, góp phần nâng cao giá trị, thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp địa phương.
https://quangngaitv.vn/che-bien-sau-nang-tam-gia-tri-san-pham-ocop-6502463.html
Bình luận (0)