Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hướng dẫn sử dụng công cụ số để tuân thủ quy định chống mất rừng của EU (EUDR)

Từ ngày 30/12/2025, tất cả hàng hóa xuất khẩu vào EU thuộc 7 nhóm sau sẽ phải tuân thủ Quy định chống mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR): Cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, cao su, gỗ, gia súc (bò).

Bộ Công thươngBộ Công thương28/05/2025

Yêu cầu chính của EUDR

Hàng hóa không được sản xuất từ đất bị phá rừng sau ngày 1/1/2021.

Quá trình sản xuất phải tuân thủ đầy đủ pháp luật của nước sản xuất.

Doanh nghiệp nhập khẩu/trader tại châu Âu phải nộp Bản Tự Xác nhận (Due Diligence Statement - DDS) chứng minh sản phẩm hợp pháp và không liên quan đến phá rừng.

5 nhóm công cụ số hỗ trợ tuân thủ EUDR

Công cụ bản đồ cơ bản (Basic field mapping): Ứng dụng giúp nông dân/kỹ thuật viên đánh dấu vị trí nông trại.

Công cụ bản đồ chuyên sâu và phân tích không gian (Professional spatial analysis): Dùng cho hợp tác xã, BSO để xác minh vùng sản xuất không thuộc khu vực bị phá rừng.

Giám sát môi trường dựa trên vệ tinh: Cung cấp bằng chứng độc lập về hiện trạng che phủ rừng, biến động rừng.

Công cụ quản lý bền vững và truy xuất nguồn gốc: Quản lý thông tin sản xuất, chứng nhận bền vững, hồ sơ sản phẩm theo từng lô hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng và rủi ro: Hệ thống tổng hợp giúp nhà xuất khẩu và khách hàng EU theo dõi rủi ro và đảm bảo tuân thủ toàn chuỗi.

Để đáp ứng các yêu cầu của Quy định chống mất rừng (EUDR), doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và dữ liệu liên quan đến vùng nguyên liệu. Trước hết, cần thu thập và cung cấp thông tin tọa độ địa lý (geodata) của vùng trồng để chứng minh khu vực sản xuất không liên quan đến nạn phá rừng sau ngày 1/1/2021. Đồng thời, cần có tài liệu pháp lý rõ ràng chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp và quá trình sản xuất tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Một yếu tố quan trọng khác là khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng – từ nông trại đến nhà máy chế biến và xuất khẩu - để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy cho đối tác nhập khẩu tại EU.

Việc chuẩn bị các thông tin và tài liệu này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý từ thị trường châu Âu, mà còn là bước khẳng định cam kết phát triển bền vững, tăng độ tin cậy với khách hàng quốc tế và duy trì năng lực cạnh tranh trong bối cảnh các quy định về môi trường và nhân quyền ngày càng siết chặt.


Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển

Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/huong-dan-su-dung-cong-cu-so-de-tuan-thu-quy-dinh-chong-mat-rung-cua-eu-eudr-.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm