Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Liên kết trồng mía ở Ngọc Linh

BHG - Những năm gần đây, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2025, xã triển khai mô hình trồng mía liên kết với Công ty TNHH Thủy Vĩnh Bảo nhằm thúc đẩy kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm giúp nâng cao lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị, nhất là đối với người nông dân.

Báo Hà GiangBáo Hà Giang09/05/2025

BHG - Những năm gần đây, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2025, xã triển khai mô hình trồng mía liên kết với Công ty TNHH Thủy Vĩnh Bảo nhằm thúc đẩy kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm giúp nâng cao lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị, nhất là đối với người nông dân.

Sau khi triển khai mô hình trồng mía liên kết tại xã Phong Quang, nhận thấy hiệu quả mang lại, Công ty TNHH Thủy Vĩnh Bảo đã mở rộng quy mô đưa cây mía vào trồng tại xã Ngọc Linh với tổng diện tích 25ha tại 2 thôn Cốc Thổ và Tân Phong. Mối liên kết trồng mía xuất khẩu được thực hiện theo hình thức người dân bỏ đất, công chăm sóc, còn lại từ khâu làm đất, mua giống, trồng, phân bón, thu hoạch đều do công ty hỗ trợ. Khi cây mía được thu hoạch, công ty sẽ thu mua của người dân với giá 1,2 triệu đồng/tấn, người dân được hưởng 100% tiền bán mía. Anh Phạm Võ Quan, Công ty TNHH Thủy Vĩnh Bảo cho biết: “Nhận thấy xã Ngọc Linh có tiềm năng về đất đai, khí hậu và để tận dụng diện tích đất của người dân trồng cây kém hiệu quả song không có kinh tế cao, chúng tôi cùng với xã đã đưa giống cây mía về để trồng. Cây mía cũng dễ chăm sóc, chống chịu được hạn kết hợp với việc chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ phát triển đạt chất lượng cao. Cùng với đó, chúng tôi đưa máy móc ra canh tác hỗ trợ để làm giảm công sức lao động cho người dân”.

Người dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) thu hoạch mía.
Người dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) thu hoạch mía.

Trên khắp các sườn đồi, người dân hối hả dọn dẹp thực bì, bón phân vào những khóm mía mới trồng để mong một vụ mía bội thu. Mỗi người một việc, chúng tôi cảm nhận được không khí lao động thật khẩn trương và sôi nổi. Anh Đặng Văn Hào, thôn Khuổi Khà, xã Ngọc Linh chia sẻ: “Xã đưa cây mía về trồng tại đây đã tạo cho người dân chúng tôi có việc làm và có thu nhập, bản thân tôi thu nhập bình quân từ 300 - 350 nghìn đồng/ngày công”.

Xã Ngọc Linh đã tích cực thông qua liên kết để mở rộng quy mô sản xuất với mô hình trồng mía xuất khẩu. Xây dựng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, vận động người dân đưa cây giống mới chất lượng cao vào sản xuất. Để phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đã tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp – người sản xuất đẩy mạnh thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp toàn diện trên địa bàn xã. Đồng chí Giàng Seo Nhì, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Linh cho biết: “Đây là năm đầu tiên xã tiến hành đưa cây trồng mới vào sản xuất, nhằm tận dụng những vùng đất đồi trống, cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có năng suất cao, việc liên kết này cũng được bà con đồng tình ủng hộ vì sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi là hướng đi bền vững”.

Việc mở rộng diện tích cây trồng theo hướng liên kết sản xuất đã và đang tạo nhiều thuận lợi cho người dân, khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tiến tới hình thành các vùng nguyên liệu lớn, góp phần quan trọng giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục quy hoạch, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài, ảnh: Ng. Mai - Thu Biên (Vị Xuyên)

Nguồn: https://baohagiang.vn/kinh-te/202505/lien-ket-trong-mia-o-ngoc-linh-74f291f/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cúc Phương vào mùa bướm – khi rừng già hóa thành chốn cổ tích
Mai Châu chạm vào trái tim thế giới
Những quán bún phở Hà Nội
Ngắm non xanh nước biếc Cao Bằng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm