Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lữ đoàn xe tăng của Quân đội Ukraine chỉ còn trên danh nghĩa

Là quốc gia được hưởng số xe tăng từ Liên Xô chỉ đứng sau Nga, nhưng tới thời điểm hiện tại, các lữ đoàn xe tăng của quân đội Ukraine chỉ còn trên danh nghĩa

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống14/07/2025

1-1326.jpg
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, quân đội Ukraine (AFU) vẫn duy trì lực lượng thiết giáp hạng nặng truyền thống, giống như của quân đội Liên Xô trước kia. Nhưng do quy mô quân đội rút gọn, nên toàn bộ AFU chỉ có hai lữ đoàn xe tăng và một tiểu đoàn xe tăng thường trực.
2-8451.jpg
Ngoài ra, trong tổ chức của các lữ đoàn chiến đấu khác của AFU, hầu hết đều được biên chế tiểu đoàn tăng; một số đơn vị bộ binh nhẹ hoặc sơn cước chỉ là đại đội xe tăng. Tình hình này cho thấy lực lượng thiết giáp của AFU vẫn dựa trên biên chế truyền thống theo kiểu quân đội Xô viết.
3-5515.jpg
Ngoài những đơn vị xe tăng đang hoạt động này, lực lượng dự bị và kho vũ khí nội địa của Ukraine, còn lưu giữ rất nhiều xe tăng cũ, ở trong trạng thái niêm cất dài hạn (chủ yếu là T-64). Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra (2/2022), Ukraine đã lần lượt thành lập mới các lữ đoàn xe tăng 3, 4 và 5 làm lực lượng dự bị chiến lược.
2-8451.jpg
Đồng thời, trong nhiều lữ đoàn chiến đấu mới thành lập (kể cả lữ đoàn biên chế theo “chuẩn NATO”), quân đội Ukraine vẫn duy trì biên chế xe tăng cấp tiểu đoàn hoặc đại đội. Điều này phản ánh sự phụ thuộc liên tục vào lực lượng xe tăng.
5-4302.jpg
Do việc mở rộng biên chế quân đội với quy mô lớn, đòi hỏi một số lượng lớn xe tăng. Lúc này nguồn cung cấp xe tăng Ukraine chủ yếu tập trung vào 3 nguồn sau: Thứ nhất, đẩy nhanh việc đưa số xe tăng niêm cất trong kho nội địa. Mặc dù tình trạng và hiệu suất của chúng không lý tưởng, nhưng miễn là chúng còn sử dụng được.
6-8080.jpg
Thứ hai, AFU tận dụng một số lượng lớn xe tăng của Nga, bị bỏ lại trên các chiến trường như Sumy và Kharkov trong những ngày đầu của cuộc chiến và đưa chúng vào sử dụng sau khi tân trang. Số lượng xe tăng này tương đối nhiều trong những ngày đầu cuộc chiến, nhưng giai đoạn sau thì không còn.
7-7108.jpg
Và cuối cùng là nguồn xe tăng Liên Xô (hoặc kiểu Liên Xô), do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine, để bù đắp sự thiếu hụt vũ khí. Sau khi loại bỏ yếu tố thiệt hại do chiến tranh, số lượng xe tăng của AFU trong những ngày đầu của cuộc chiến, vẫn còn tương đối đáng kể.
8-5202.jpg
8. Nhưng khi chiến tranh tiếp diễn khốc liệt, thì số xe tăng của AFU bị phá hủy với tốc độ cực nhanh, và khả năng cung cấp của các nguồn xe tăng nói trên bị hạn chế, dẫn đến số lượng xe tăng ngày càng cạn kiệt của AFU. Trước tình hình này, Ukraine bắt đầu yêu cầu cung cấp xe tăng hiện đại của phương Tây từ các "đối tác".
9-8481.jpg
Đến đầu năm 2023, các nước phương Tây đã lần lượt chuyển giao cho Ukraine nhiều mẫu xe tăng, bao gồm Leopard 2A4/A6 của Đức, Strv-122 của Thụy Điển (một phiên bản Leopard 2A5 cải tiến riêng cho quân đội Thụy Điển), M1A1 của Mỹ, Challenger 2 của Anh, và xe tăng chiến đấu bánh hơi AMX-10RC của Pháp.
10-5456.jpg
Mặc dù các xe tăng phương Tây này có nhiều mẫu khác nhau, nhưng số lượng không được nhiều. Ví dụ, Leopard 2A4 có quy mô khoảng hai tiểu đoàn, Leopard 2A6 là khoảng một tiểu đoàn thiếu, Strv-122 là một đại đội, M1A1 và AMX-10RC khoảng một tiểu đoàn và Challenger 2 hơn một đại đội.
11-8829.jpg
Do các mẫu xe tăng phương Tây viện trợ không đồng nhất và số lượng hạn chế, nên không thể tổ chức thành một lữ đoàn hoàn chỉnh với một chủng loại xe tăng; mà chúng được trang bị trực tiếp cho các lữ đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới, thủy quân lục chiến, đổ bộ đường không của AFU, để làm vũ khí đột kích.
12-9882.jpg
Ví dụ như Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 21, 33, 47, Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 37, Lữ đoàn tấn công đổ bộ đường không số 82, được trang bị từ 1 đại đội tới 1 tiểu đoàn xe tăng phương Tây. Duy nhất là chỉ có Lữ đoàn xe tăng số 1, được biên chế một tiểu đoàn xe tăng Leopard 2A4.
13-936.jpg
Bắt đầu từ chiến dịch phản công mùa hè năm 2023, những chiếc xe tăng này phương Tây dần bị tổn thất và không đạt được kết quả như mong đợi của Ukraine. Đồng thời, do UAV FPV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chống tăng, nên khả năng sống sót của xe tăng Nga và Ukraine đã giảm đáng kể, và tỷ lệ tổn thất của xe tăng tiếp tục tăng.
14-5203.jpg
Đối với AFU, tình hình trang bị xe tăng khó khăn hơn RFAF rất nhiều, do Nga vẫn có năng lực sản xuất xe tăng mạnh mẽ và kho dự trữ xe tăng cũ lớn hơn. Do đó, mặc dù RFAF mất nhiều xe tăng hơn AFU, nhưng số lượng xe tăng có sẵn trên tiền tuyến thường cao hơn phía AFU.
15-2075.jpg
Ngoài ra, kể từ mùa hè năm 2023, với tư cách là bên tấn công, quân đội Nga có thể thu hồi xe tăng hỏng hóc trên chiến trường, và một phần đáng kể trong số đó có thể được sửa chữa và đưa trở lại sử dụng. Trong khi đó, Ukraine không còn nguồn xe tăng chiến lợi phẩm của Nga, mà xe tăng của họ bị hỏng trên chiến trường, thường bị RFAF tịch thu. Điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt xe tăng của AFU.
16-7533.jpg
Trong bối cảnh AFU đang gặp khó khăn, hầu hết các tiểu đoàn xe tăng đã bị giảm xuống còn các đại đội xe tăng hoặc thậm chí là trung đội xe tăng, và việc tham chiến của xe tăng của AFU trở nên khó khăn. Việc tổ chức và duy trì tổng thể của lữ đoàn xe tăng AFU dần dần trở nên "chỉ còn trên danh nghĩa". (nguồn ảnh Sputnik, Kyiv Post, Ukrinform).
Sohu
Link bài gốc Copy link
https://www.sohu.com/a/912787683_121144217?scm=10008.1479_13-1479_13-68_68.0-0.0.0&spm=smpc.content-abroad.fd-d.18.1752218586333C87K9Aw

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/lu-doan-xe-tang-cua-quan-doi-ukraine-chi-con-tren-danh-nghia-post1554334.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm