Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Mang “Lớp học đồng ruộng” đến với nông dân

Được triển khai tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa, Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ đối với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ” (SACCR) do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam từ năm 2022 – 2026.

Báo Đắk LắkBáo Đắk Lắk22/05/2025

Tại Đắk Lắk, Dự án SACCR tập trung hỗ trợ gần 6.000 hộ nông dân của 11 xã thuộc 4 huyện Ea H’leo, Ea Kar, Krông Pắc và Cư M’gar nâng cao năng lực sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, phương pháp “Lớp học đồng ruộng” (Farmer Field School - FFS) được xem là một cách tiếp cận mới rất sinh động, mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân. Và người mang phương pháp FFS đến với nông dân chính là chuyên gia nông nghiệp Bùi Văn Minh.

Theo ông Bùi Văn Minh, phương pháp FFS đã ra đời từ năm 1989 và được triển khai ở hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 20 triệu nông dân tham gia. Còn tại Việt Nam, các chương trình FFS bắt đầu được triển khai từ những năm 1992 - 1996 do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) hỗ trợ thực hiện. Tuy nhiên, việc triển khai phương pháp FFS của các đơn vị, địa phương vẫn chưa đúng với tính chất của “Lớp học đồng ruộng”, nghĩa là việc tập huấn cho nông dân vẫn diễn ra chủ yếu tại hội trường (thôn, buôn, xã…) và nặng về lý thuyết.

Ông Bùi Văn Minh trao đổi với nông dân Đắk Lắk tại một lớp tập huấn theo phương pháp FFS.

Trước thực trạng đó, ông Bùi Văn Minh đã quyết tâm đưa “Lớp học đồng ruộng” đúng nghĩa vào hoạt động tập huấn cho nông dân trong khuôn khổ Dự án SACCR. Thông qua các lớp đào tạo giảng viên (TOT) do Dự án SACCR tài trợ, ông Bùi Văn Minh đã trực tiếp “thổi hồn” FFS vào lực lượng cán bộ kỹ thuật của tỉnh và các huyện vùng dự án, để rồi từ đó, hàng trăm “Lớp học đồng ruộng” đã được triển khai, góp phần giúp nông dân ứng dụng hữu hiệu các kiến thức được tập huấn vào thực tế sản xuất. Ông Minh cho biết, trên thế giới FFS còn được gọi là “lớp học không tường” và nông dân tham gia học tập chủ yếu bằng cách “khám phá”, lớp học cũng không có “giảng viên” mà chỉ có “thúc đẩy viên” làm nhiệm vụ dẫn dắt người học tự tìm ra “vấn đề” trong canh tác và cách thức giải quyết phù hợp với điều kiện của địa phương.

Được biết, Dự án SACCR tại Đắk Lắk đã thành lập được 234 nhóm nông dân tham gia các lớp FFS về quản lý đất, sinh khối và canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Y Lý Hwing, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk sau khi được tham gia các lớp TOT về FFS và đã trực tiếp tập huấn cho nông dân theo phương pháp này. Ông chia sẻ, các lớp tập huấn theo phương pháp FFS sinh động hơn, giúp nông dân dễ hình dung và dễ nắm bắt kiến thức khi được minh họa bằng chính thực tế vườn cây. Điều đó cũng khiến người nông dân rất hào hứng tham gia.

Nguồn: https://baodaklak.vn/kinh-te/202505/mang-lop-hoc-dong-ruong-den-voi-nong-dan-c182128/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm