Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Những đồ uống người bệnh thiếu máu não cần tránh

GĐXH - Các loại thực phẩm, đồ uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu lên não. Hãy điểm qua những đồ uống người bị thiếu máu não cần tránh trong bài viết sau.

Báo Gia đình và Xã hộiBáo Gia đình và Xã hội18/04/2025

Cà phê

Cà phê thường chứa hàm lượng cao caffeine – một chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, gây căng thẳng mạch máu. Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây co thắt mạch máu, đặc biệt là các mạch máu trong não, dẫn đến giảm lưu lượng máu và làm trầm trọng hơn các triệu chứng như đau đầu và chóng mặt.

Ngoài ra, caffeine còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt, cản trở quá trình cơ thể sản xuất hemoglobin (huyết sắc tố trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy lên não).

Do đó, để đảm bảo quá trình sản xuất và vận chuyển máu lên não diễn ra hiệu quả, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều cà phê. Tốt hơn hết, người bệnh cần giới hạn hàm lượng caffeine tiêu thụ xuống dưới mức 200 mg / ngày.

Rượu bia

Do ảnh hưởng của cồn (ethanol) lên các cơ trơn trong thành mạch máu, tiêu thụ rượu bia thường xuyên hoặc với lượng lớn có thể làm giãn mạch máu một cách quá mức, gây tụt huyết áp và làm giảm lượng máu cung cấp cho não.

Những đồ uống người bệnh thiếu máu não cần tránh- Ảnh 3.

Tiêu thụ rượu bia thường xuyên hoặc với lượng lớn có thể làm giãn mạch máu một cách quá mức, gây tụt huyết áp và làm giảm lượng máu cung cấp cho não.

Ngoài ra, cồn trong các thức uống này còn ức chế hoạt động của hormone chống bài niệu (ADH), khiến cơ thể mất nước và giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu não.

Nước tăng lực, nước ngọt

Nước tăng lực và nước ngọt đều chứa hàm lượng lớn đường, tiềm ẩn nguy cơ khiến đường huyết tăng vọt sau khi tiêu thụ. Đối với người thiếu máu não, sự tăng lên đột ngột của đường huyết có thể làm tăng huyết áp tạm thời, từ đó làm nặng thêm các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu.

Ngoài ra, tương tự cà phê, các loại nước tăng lực cũng sở hữu hàm lượng lớn caffeine, gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hồng cầu và lưu thông máu.

Người bị thiếu máu lên não cần lưu ý gì trong ăn uống, sinh hoạt?

Bên cạnh danh sách thiếu máu lên não uống gì, người bệnh này cùng cần ghi nhớ một số lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để tối ưu hiệu quả điều trị bệnh, chẳng hạn như việc:

Tăng cường thực phẩm giàu sắt: Ưu tiên thịt đỏ, gan, cá, đậu, rau xanh lá đậm như cải bó xôi và các loại hạt để hỗ trợ sản xuất hemoglobin và cải thiện tuần hoàn máu lên não;

Những đồ uống người bệnh thiếu máu não cần tránh- Ảnh 4.

Tăng cường thực phẩm giàu sắt.

Bổ sung vitamin C: Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây có thể giúp tăng cường hiệu suất hấp thụ sắt vào cơ thể, hỗ trợ quá trình tái tạo máu diễn ra thuận lợi;

Thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật: Sử dụng dầu mè, dầu hướng dương hoặc dầu hạnh nhân thay cho dầu động vật để giảm cholesterol xấu và bảo vệ hệ tuần hoàn;

Hạn chế protein từ thịt đỏ: Giảm tiêu thụ thịt đỏ như thịt bò, heo, cừu, dê và thay vào đó, tăng cường ăn trứng, các loại đậu và thủy hải sản để vừa đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể, vừa hạn chế hấp thụ quá mức chất béo bão hòa từ thịt đỏ.

Thay thế tinh bột thông thường bằng ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, bún lứt, yến mạch… thường giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tốt cho sức khỏe tim mạch và tuần hoàn máu;

Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng ít nhất 30 phút / ngày như đi bộ, bơi lội hoặc yoga để cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao hiệu quả của hệ tim mạch;

Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm có thể giúp cơ thể hồi phục và tối ưu quá trình lưu thông máu lên não;

Những đồ uống người bệnh thiếu máu não cần tránh- Ảnh 5.

Đảm bảo ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm có thể giúp cơ thể hồi phục và tối ưu quá trình lưu thông máu lên não.

Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Người bệnh nên chú ý thay đổi tư thế từ từ, đặc biệt khi đứng dậy từ vị trí ngồi hoặc nằm để tránh chóng mặt, hoa mắt;

Theo dõi và kiểm soát bệnh lý nền: Người bệnh thiếu máu não nên thăm khám định kỳ ít nhất 2 lần / năm để theo dõi tình trạng bệnh cũng như kiểm soát các bệnh lý nền như huyết áp thấp, xơ vữa động mạch,… đồng thời, hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn xây dựng chế độ ăn khoa học.

Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-do-uong-nguoi-benh-thieu-mau-nao-can-tranh-172250417144211475.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm