Tiểu đường ăn lựu được không?
Người tiểu đường được ăn lựu bởi loại quả này sở hữu cả chỉ số đường huyết (GI) lẫn tải lượng đường (GL) nằm ở mức thấp.
Theo Báo Thanh niên, Chuyên gia dinh dưỡng Ritika Samaddar, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và ăn kiêng, tại hệ thống bệnh viện Max Healthcare (Ấn Độ), cho biết, lựu loại trái cây có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật.
Lựu tốt cho tim và não, giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường, chứa nhiều vitamin A và C và giàu chất chống oxy hóa.
Nghiên cứu còn cho thấy axit punicic, chiết xuất methanolic từ hạt và chiết xuất vỏ quả lựu giúp giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói.
Lựu chứa lượng chất chống oxy hóa - bảo vệ tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu.
Các hợp chất trong lựu như punicalagin, ellagic, gallic, oleanolic, ursolic, axit uallic và tannin đều có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường.
Điều này có nghĩa là việc ăn lựu (ở lượng 100g) hoàn toàn không có khả năng khiến đường huyết tăng cao và tăng nhanh, an toàn cho kế hoạch quản lý nồng độ glucose máu ở người bệnh tiểu đường.
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu lựu?
Người bệnh tiểu đường có thể được phép ăn đến tối đa 298g lựu/lần. Bởi lẽ, ăn nhiều hơn mức này có thể làm cho tải lượng đường (GL) của khẩu phần ăn vượt quá giá trị 20 – mức giới hạn làm tăng cao đường huyết, gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.
Lưu ý: Mặc dù ăn đến 298g lựu/lần là an toàn cho mức đường huyết, nhưng việc làm này vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa (đau dạ dày, ợ chua, trào ngược thực quản, tiêu chảy) và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Người bệnh tiểu đường có thể được phép ăn đến tối đa 298g lựu/lần.
Do đó, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ lựu ở mức tối đa là 200 – 240g / ngày, chia thành 2 – 3 lần ăn và mỗi lần ăn nên cách nhau ít nhất 2 tiếng.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách tính toán tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn.
Bởi lẽ, để có được lời giải đáp cá nhân hóa cho việc tiểu đường ăn lựu được không hoặc tiểu đường nên ăn bao nhiêu lựu, người bệnh cần phải cân nhắc đến tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần, từ đó có biện pháp gia giảm khối lượng lựu cần tiêu thụ sao cho phù hợp.
Lựu có tốt cho người tiểu đường không?
Ăn lựu tốt cho người tiểu đường, miễn là ăn ở lượng vừa phải (khoảng 80 – 240g/ ngày). Nguyên nhân là bởi vì trong lựu chứa nhiều hợp chất như anthocyanin, punicalagin và các axit như punicic / ellagic / gallic / oleanolic / ursolic và uallic.
Theo nghiên cứu, tất cả các hợp chất nêu trên đều là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ức chế các phản ứng hóa học gây căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, từ đó phát huy đặc tính kháng viêm, yếu tố quan trọng liên quan đến sự tiến triển của bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Bằng cách giảm viêm, những hợp chất này có khả năng tăng cường chức năng của tuyến tụy trong việc sản xuất ra insulin (hóc-môn hạ đường huyết), đồng thời tăng cường độ nhạy insulin ở tế bào, từ đó giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả và hỗ trợ điều hòa đường huyết.
Tiểu đường ăn nhiều lựu có an toàn không?
Người bệnh tiểu đường ăn nhiều lựu là không an toàn. Nguyên nhân là bởi trong lựu chứa một lượng đáng kể carbohydrate (19g/100g), có khả năng chuyển hóa trực tiếp thành đường glucose trong máu.
Vì thế, ăn nhiều lựu vẫn có thể gây tăng đường huyết, từ đó làm tăng nguy cơ khởi phát các các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương võng mạc, viêm loét bàn chân…
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/qua-luu-tot-cho-nguoi-tieu-duong-neu-an-o-muc-do-duoi-day-172250418234552188.htm
Bình luận (0)