Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Quy mô kinh tế của Bình Thuận hiện ra sao?

TPO - Năm 2024, quy mô nền kinh tế tỉnh Bình Thuận xếp thứ 26/63 tỉnh thành. GRDP bình quân đầu người đạt hơn 100 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt gần 59 triệu đồng - gấp 43,6% so với năm 1992 (năm tái lập tỉnh).

Báo Tiền PhongBáo Tiền Phong20/04/2025

Tối 19/4, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận. Dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Chuyển mình mạnh mẽ

Trong diễn văn kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Hoài Anh - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận - cho biết, dẫu chịu nhiều mất mát trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, Bình Thuận vẫn giữ vững khí phách quật cường, góp phần làm thất bại mọi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Từ Tổng tiến công Mậu Thân 1968 đến thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, Bình Thuận đã khắc tên mình trong lịch sử dân tộc như một vùng đất trung kiên, anh hùng, sáng ngời truyền thống cách mạng.

Quy mô kinh tế của Bình Thuận hiện ra sao? ảnh 1

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Báo Bình Thuận.

50 năm qua, đặc biệt là sau 33 năm tái lập tỉnh Bình Thuận (từ năm 1992 đến nay), Bình Thuận đã nỗ lực vươn lên từ một tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, thu ngân sách thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nay đã phát triển khá toàn diện.

Theo Bí thư Bình Thuận, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (GRDP) hằng năm luôn đạt ở mức khá. Đến cuối năm 2024, quy mô nền kinh tế tỉnh Bình Thuận gấp hơn 33 lần so với thời điểm tái lập tỉnh vào năm 1992, đạt hơn 128.700 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 26/63 tỉnh thành trong cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt hơn 100 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt gần 59 triệu đồng - gấp 43,6% so với năm 1992.

Trong 10 năm gần đây, Bình Thuận đã đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tập trung phát triển 3 trụ cột kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ...

“Nhìn về tương lai phía trước, trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, chúng ta sẽ có thêm những anh em để cùng đoàn kết, đồng lòng, chung sức vượt qua khó khăn thách thức, phát huy tiềm năng, lợi thế trong một không gian rộng lớn hơn để phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì sự lớn mạnh của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, ông Hoài Anh khẳng định.

Quy mô kinh tế của Bình Thuận hiện ra sao? ảnh 2

Ông Nguyễn Hoài Anh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận - phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Báo Bình Thuận.

Để làm được điều đó, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, cần phối hợp thật tốt, quyết tâm, quyết liệt để thực hiện công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đảm bảo chặt chẽ, khoa học, khách quan, hiệu quả; phối hợp xây dựng phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chủ yếu; tập trung là phát triển hạ tầng giao thông kết nối các địa phương; đẩy mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, bước vào giai đoạn mới, Bình Thuận không chỉ dừng lại ở những thành tựu đã đạt được mà cần hướng tới những mục tiêu cao hơn, là trở thành trung tâm năng lượng quốc gia, trung tâm du lịch mang tầm quốc tế, phát triển kinh tế biển bền vững, xây dựng đô thị hiện đại nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân.

Quy mô kinh tế của Bình Thuận hiện ra sao? ảnh 3

Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Báo Bình Thuận.

Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Thuận tập trung tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp theo đúng Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị; phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết trong Đảng bộ, quyết liệt thực hiện sớm các chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp. Bình Thuận cần phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế; phát triển dựa trên sự cân bằng giữa đô thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp, đất liền và biển đảo, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP từ năm 2025 trở đi đạt hai con số.

Địa phương cần khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên để phát triển kinh tế bền vững. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các dự án nông nghiệp công nghệ cao; chú trọng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bền vững.

Quy mô kinh tế của Bình Thuận hiện ra sao? ảnh 4
TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Báo Bình Thuận.

“Chặng đường phía trước đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới sáng tạo không ngừng. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân địa phương sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, nêu cao tinh thần sáng tạo, năng động, tiếp tục khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, không ngừng nỗ lực, bứt phá trong phát triển kinh tế xã hội, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của khu vực và đất nước...”, Phó Thủ tướng nói.

Nguồn: https://tienphong.vn/quy-mo-kinh-te-cua-binh-thuan-hien-ra-sao-post1735246.tpo


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm