Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

"Sấm vang Lạch Hới": NSND Triệu Trung Kiên thăng hoa trên nền huyền thoại lịch sử

(NLĐO) - Đạo diễn Triệu Trung Kiên và nhà văn Nguyễn Toàn Thắng đã mang lại cho khán giả một bức tranh tuyệt đẹp về cảm xúc, sáng tạo và niềm tự hào to lớn

Người Lao ĐộngNgười Lao Động06/07/2025

Không chỉ gây xúc động mạnh bởi câu chuyện có thật về nữ anh hùng Nguyễn Thị Lợi, "Sấm vang Lạch Hới" còn là minh chứng cho sự kết hợp tinh tế giữa dàn dựng hiện đại và tinh thần luôn sáng tạo để giữ cốt lõi của nghệ thuật cải lương truyền thống. 

Dưới bàn tay đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên và dàn nghệ sĩ có nghề, có tâm, kịch bản của nhà văn Nguyễn Toàn Thắng thêm một lần nữa khẳng định họ là bộ đôi gắn kết làm nên nhiều dấu ấn đẹp cho sân khấu nước nhà trong suốt thời gian qua.


"Sấm vang Lạch Hới": NSND Triệu Trung Kiên thăng hoa trên nền huyền thoại lịch sử - Ảnh 1.

Một cảnh trong vở "Sấm vang Lạch Hới"


Khi lịch sử hòa vào hiện thực sân khấu

NSND Triệu Trung Kiên – một đạo diễn từng tạo dấu ấn ở cả sân khấu chính kịch lẫn cải lương – trong vở "Sấm vang Lạch Hới" tiếp tục khẳng định phong cách dàn dựng chắc tay, tiết chế nhưng hiệu quả. 

Tránh xa lối kể chuyện kiểu sử ký hoặc minh họa giáo điều, ông lựa chọn điểm nhấn là trạng thái cảm xúc của nhân vật chính, từ đó xây dựng mạch kịch lắng sâu, đầy ám ảnh. Hơn nữa trong xu thế sát nhập hiện nay, Nhà hát Nghệ thuật Lam Sơn qui tụ lực lượng diễn viên cải lương, chèo về chung mộfffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffft nhà, nên vở diễn đã là cơ hội để tất cả các diễn viên của các bộ môn được thăng hoa cảm xúc và họ đã làm nên bức tranh rất đẹp từ tác phẩm này.


"Sấm vang Lạch Hới": NSND Triệu Trung Kiên thăng hoa trên nền huyền thoại lịch sử - Ảnh 2.

Một cảnh trong vở "Sấm vang Lạch Hới"

Một trong những thủ pháp đáng chú ý của NSND Triệu Trung Kiên là sử dụng không gian sân khấu hai tầng lớp thời gian – giữa hiện thực và ký ức, giữa nhiệm vụ và gia đình, giữa kháng chiến và nhân sinh. Những chuyển động nhẹ nhàng giữa các lớp cảnh – từ căn nhà nhỏ nơi chị Lợi ôm con, đến chiến khu giả, rồi con tàu địch nơi định mệnh chờ đợi – không bị cắt khúc, mà được kết nối bằng ánh sáng, âm nhạc và hình ảnh.

Chính thủ pháp dàn dựng ấy khiến khán giả không chỉ xem mà như được sống cùng nhân vật. Đẹp nhất là những màn múa được dàn dựng công phu, đầu tư chất lượng cao.


"Sấm vang Lạch Hới": NSND Triệu Trung Kiên thăng hoa trên nền huyền thoại lịch sử - Ảnh 3.

NS Phạm Thị Ngọc - Nguyễn Thị Lợi và NS Trương Văn Phong - Cả Lộc (Chồng Nguyễn Thị Lợi )


Điểm đặc biệt nữa là cách đạo diễn chọn "chất mộc" làm thước đo cảm xúc. Ông để những khoảng lặng rất thật trên sân khấu – nơi tiếng sóng vỗ từ xa, nơi một nhân vật chỉ nhìn vào hư không mà khán giả vẫn nghe thấy tiếng lòng họ vọng về. 

Những chi tiết như bóng Nguyễn Thị Lợi hiện lên mờ ảo cuối vở vòng hoa trôi trên sóng biển, hay sự im lặng của đồng đội khi nhận lá thư tuyệt mệnh của nhân vật chấp nhận hy sinh… là những khoảnh khắc giàu chất thơ, làm nên chiều sâu mỹ cảm cho tác phẩm.


Độ chín đồng đều và sự thăng hoa trong vai chính

Một trong những thành công lớn của vở cải lương này đến từ sự hòa hợp giữa dàn diễn viên trẻ được đao diễn NSND Triệu Trung Kiên dồn hết tâm sức để huấn luyện, giúp họ thực sự thăng hoa, nhất là hai vai chính.


"Sấm vang Lạch Hới": NSND Triệu Trung Kiên thăng hoa trên nền huyền thoại lịch sử - Ảnh 4.

Tình cảm của đồng nghiệp, khán giả dành cho vở diễn là niềm hạnh phúc của đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên

NS Phạm Thị Ngọc (vai Nguyễn Thị Lợi) là phát hiện đầy cảm xúc của vở diễn. Lần đầu đảm nhận vai chính trong một vở cải lương dài, lại là vai mang tính biểu tượng cao, cô đã cho thấy một bản lĩnh sân khấu đáng nể. Trong từng câu ca – từ những lời ru con nặng trĩu đến khúc độc thoại tiễn biệt chồng trước giờ chiến đấu – NS Phạm Thị Ngọc thể hiện tròn trịa cả kỹ thuật ca vọng cổ tinh tế lẫn diễn xuất nội tâm sâu sắc. 

Những đoạn chị dằn vặt giữa thiên chức làm mẹ và nghĩa vụ người chiến sĩ, tiếng khóc chị cố nuốt vào trong lòng… khiến khán giả rưng rức theo từng lời.

Khác với những vai nữ anh hùng thường khô cứng, nhân vật Nguyễn Thị Lợi qua phần thể hiện của NS Phạm Thị Ngọc có hồn và "rất đời". Chị không gồng mình làm người hùng, mà là một người mẹ yêu con đến tận cùng, một người vợ thương chồng tha thiết – chính vì vậy, sự hy sinh của chị đã chạm đến tận đáy cảm xúc người xem. 

Điều đáng ghi nhận là tác giả Vũ Trọng Hải đã chuyển thể cải lương thật cảm xúc, để mỗi câu ca, lời thoại thấm sâu vào lòng khán giả.


"Sấm vang Lạch Hới": NSND Triệu Trung Kiên thăng hoa trên nền huyền thoại lịch sử - Ảnh 5.

NSND Lê Chức chúc mừng đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên và các nghệ sĩ đã thể hiện thành công vở diễn


Trương Văn Phong (vai Cả Lộc - chồng của Lợi) cũng gây bất ngờ với sự thể hiện mộc mạc, đầy đặn của một người đàn ông khẳng khái, là hậu phương tinh thần của người nữ chiến sĩ công an lao mình vào gian khó để lập chiến công. Cảnh chia tay giữa anh và vợ là một đỉnh cao về cả ca và diễn sâu sắc.
Dàn diễn viên phụ và quần chúng hơn 40 người đã làm tốt vai trò tạo nền cho các phân cảnh chính. Đặc biệt là nhân vật Hoàng Đạo (A13) – với giọng ca dày dặn, ánh mắt nhiều tầng ý nghĩa – trở thành "kẻ chứng kiến" khiến câu chuyện có thêm chiều sâu lịch sử.

Khi cải lương không cũ – nhờ lòng yêu nghề và sự thấu hiểu

"Sấm vang Lạch Hới" cho thấy cải lương không hề lỗi thời nếu được dàn dựng đúng cách và được trao gửi bởi những nghệ sĩ hiểu nghề, yêu nghề như NSND Triệu Trung Kiên, nhà văn Nguyễn Toàn Thắng và ê kip thực hiện tác phẩm để đời này. Không cần cầu kỳ thị giác, không chạy theo kỹ thuật biểu diễn xa rời truyền thống, vở chinh phục bằng trí tuệ và cảm xúc – nơi đạo diễn dùng cảm nhận lịch sử làm điểm tựa, nơi diễn viên dùng nội tâm để tạo hình nhân vật, và âm nhạc dùng để nối kết người xem với không gian nghệ thuật. 

Xem rất nhiều tác phẩm do NSND Triệu Trung Kiên dàn dựng, nhưng lần nào tôi cũng bất ngờ với cách xử lý không gian rất thông minh của anh. Năm 2020, vở "Chuyện tình Khau Vai" do ông dàn dựng cho Sân khấu Cải lương Mới Đại Việt đã được bạn đọc báo Người Lao Động trao giải Mai Vàng.


"Sấm vang Lạch Hới": NSND Triệu Trung Kiên thăng hoa trên nền huyền thoại lịch sử - Ảnh 6.

Các diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Lam Sơn đã diễn thành công vở cải lương "Sấm vang Lạch Hới"- được đánh giá là một điểm sáng tại Liên hoan lần này


Với những gì đã thể hiện, vở cải lương "Sấm vang Lạch Hới" là một điểm sáng tại Liên hoan lần này, vở còn là một minh chứng cho sự chuyển mình của nghệ thuật cải lương trên đất Bắc khi quá khứ và hiện tại được kể lại bằng ngôn ngữ nghệ thuật chân thành, cảm xúc và sâu sắc.
Không chỉ là tiếng sấm từ cửa biển Lạch Hới, đó là tiếng sấm thức tỉnh lòng tự hào dân tộc trong mỗi người, nhờ bàn tay dàn dựng tài hoa và những người nghệ sĩ thực sự sống hết mình cho sân khấu, tôn vinh người chiến sĩ công an nhân dân là huyền thoại của xứ Thanh kiêu hùng.

Các nghệ sỹ trong các hình tượng nhân vật:
NS Phạm Thị Ngọc - Nguyễn Thị Lợi
NS Trương Văn Phong - Cả Lộc (Chồng Nguyễn Thị Lợi )
NSND Vương Hải - Hoàng Đạo (Tổ trưởng tổ điệp báo A13)
NS Vương Cảnh - Kim Sơn (Điệp báo viên tổ điệp báo A13)
NS Hồng Phong - Chu Duy Kính (Điệp báo viên tổ điệp báo A13)
NS Nhật Hóa - Petit (Thiếu tá Pháp)
NSƯT Quốc Dũng - Đinh Xuân Cầu (Đảng viên Quốc Dân Đảng)
NSƯT Khánh Vinh - Lê Quang Thiện (Đảng viên Quốc Dân Đảng)
NS Khánh Duy - Nguyễn Văn Hướng (Đảng viên Quốc Dân Đảng)
NS Tiến Lực - Aubin (Hạm trưởng Thông báo hạm Amyot D'Inville)
NS Hoàng Chinh - Merlin (Thiếu tá Pháp)
NS Hoàng Duy - Lính Pháp
Cùng sự tham gia biểu diễn của các nghệ sỹ:
Mạnh Lâm, Phạm Dũng, Ngọc Lan, Lương Hoa, Thanh Tình, Huyền Thương, Ngọc Anh, Phạm Sơn, Nguyễn Mai, Nguyễn Nhung, Nguyễn Giang, Tuyết Anh, Như Quỳnh, Lê Hà, Cộng Hoà, Minh Đức, Tống Đạt, Ngoc Tú, (Trong các vai quần chúng, lính Pháp, tốp múa).
Dàn nhạc: Duy Thắm: Đàn Sến; Hoàng Oanh: Đàn Tranh; Xuân Tùng: Đàn Guitar phím lõm; Hoàng Chinh: Đàn Bầu; Tiến Sỹ: Đàn Organ.



Nguồn: https://nld.com.vn/sam-vang-lach-hoi-nsnd-trieu-trung-kien-va-buc-tranh-dep-tren-nen-huyen-thoai-lich-su-19625070608210803.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm