Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sau hợp nhất, TPHCM trở thành siêu đô thị gần 14 triệu dân

(Dân trí) - Sau khi hợp nhất TPHCM với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương, TPHCM sẽ trở thành siêu đô thị của vùng Đông Nam Bộ với diện tích hơn 6.772km2, dân số lớn nhất cả nước, gần 14 triệu người.

Báo Dân tríBáo Dân trí18/04/2025

TPHCM mới có 168 xã, phường

Tại hội nghị lần thứ 39 của Đảng bộ TPHCM khóa XI, Ban Thường vụ Thành ủy đã trình dự thảo Đề án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (viết tắt là Đề án).

Đề án xây dựng phương án hợp nhất 3 đơn vị hành chính (viết tắt là ĐVHC) cấp tỉnh gồm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TPHCM.

TPHCM mới sau sắp xếp, hợp nhất có diện tích 6.772,65km2, quy mô dân số 13.706.632 người, 168 ĐVHC cấp xã (dự kiến sau khi sáp nhập cấp xã, TPHCM có 102 ĐVHC cấp xã, Bình Dương có 36 ĐVHC cấp xã, Bà Rịa - Vũng Tàu có 30 ĐVHC cấp xã).

Theo Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, sau khi hợp nhất 3 địa phương sẽ hình thành một siêu đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ.

Sau hợp nhất, TPHCM trở thành siêu đô thị gần 14 triệu dân - 1tphcmsapnhaptinhhuukhoa-74-1743408028103.webp

Khi hợp nhất, TPHCM trở thành siêu đô thị với gần 14 triệu dân (Ảnh: Hữu Khoa).

Về quy mô nền kinh tế, tính chung 3 tỉnh, thành phố thì tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 là 677.993 tỷ đồng.

Số lượng cán bộ, công chức hiện có của 3 địa phương là 22.878 người; viên chức có 132.110 người.

Theo Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, việc hợp nhất 3 địa phương được xây dựng trên cơ sở thực hiện hai nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã; bảo đảm sau sắp xếp thì TPHCM là thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy tiềm năng và lợi thế của 3 tỉnh, thành phố để phấn đấu trở thành một cực tăng trưởng mới của cả nước trong thời gian sắp tới.

Hợp nhất Hội đồng nhân dân các cấp

Theo dự thảo Đề án, ở cấp tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) của 3 địa phương sẽ hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới là TPHCM và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021-2026.

Sau hợp nhất, TPHCM trở thành siêu đô thị gần 14 triệu dân - 2dai-bieu-hdnd-tphcm-bieu-quyet-tai-mot-ky-hop-anh-huu-khoa-1743702161536.webp

HĐND các cấp hợp nhất, tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021-2026 (Ảnh: Hữu Khoa).

Kỳ họp thứ nhất của HĐND TPHCM mới do 1 triệu tập viên (được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định) triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND.

HĐND Thành phố mới có 4 ban như mô hình các ban HĐND Thành phố hiện nay. HĐND TPHCM mới bầu các chức danh của HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND) theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và hoạt động cho đến khi HĐND Thành phố khóa mới nhiệm kỳ 2026-2021 được bầu ra.

Ở cấp xã, Đại biểu HĐND các xã thuộc 3 tỉnh, thành được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính cấp xã mới theo phương án sắp xếp, sáp nhập. Các đơn vị này tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021-2026. Thường trực HĐND TPHCM mới chỉ định Chủ tịch HĐND cấp xã sau sắp xếp.

Giải thể, sáp nhập nhiều đơn vị thuộc UBND Thành phố

Các phường thuộc TPHCM thực hiện mô hình chính quyền địa phương, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tiếp tục không tổ chức HĐND theo quy định tại Nghị quyết số 131/2020/QH14. Việc tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2026-2031 thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

UBND TPHCM mới dự kiến có 15 đơn vị cấp sở và tương đương, bao gồm: Văn phòng UBND, Sở Nội vụ, Thanh tra, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Dân tộc - Tôn giáo, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở An toàn thực phẩm.

Sau hợp nhất, TPHCM trở thành siêu đô thị gần 14 triệu dân - 3so-an-toan-quang-huy-1744781071552.webp

Sở An toàn thực phẩm là mô hình duy nhất có ở TPHCM vẫn được duy trì (Ảnh: Quang Huy).

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao thực hiện sắp xếp theo quy định.

Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND, các doanh nghiệp và các nguồn quỹ sẽ giữ nguyên.

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Ngoại vụ TPHCM. Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Dương sẽ giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Xây dựng TPHCM.

Đối với các đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố và các đơn vị trực thuộc sở, thành phố sẽ sáp nhập các đơn vị có chức năng tương đồng.

Nhiều đơn vị sự nghiệp cấp huyện chuyển về xã

Về các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện, thành phố sẽ chuyển các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và Trường chuyên biệt về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Các Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao, Thư viện, Nhà Thiếu nhi, Ban Quản lý các chợ, Ban Quản lý công viên được chuyển về trực thuộc UBND cấp xã nơi trú đóng.

Các đài truyền thanh cấp huyện sắp xếp theo hướng sáp nhập với Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao.

Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng các đơn vị cấp huyện được tổ chức lại thành Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đổi tên thành Sở Nông nghiệp và Môi trường). Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cũng chuyển về trực thuộc sở này.

Ban Quản lý Dự án khu vực cấp huyện được tổ chức lại thành Ban Quản lý dự án khu vực thuộc UBND Thành phố.

Ban Quản lý Bến xe chuyển về trực thuộc Sở Xây dựng (sau khi hợp nhất Sở Xây dựng với Sở Giao thông công chánh).


Nguồn:https://dantri.com.vn/noi-vu/sau-hop-nhat-tphcm-tro-thanh-sieu-do-thi-gan-14-trieu-dan-20250416121727206.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm