Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung một số điều luật trên lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Chiều 16/7, điểm cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đề xuất bổ sung Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng16/07/2025

Đồng chí Lê Trọng Yên, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì tại điểm cầu Lâm Đồng
Đồng chí Lê Trọng Yên, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì tại điểm cầu Lâm Đồng

Tham dự có lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp Môi trường, Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Quốc phòng, Công an.

Tại điểm cầu Lâm Đồng, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Lê Trọng Yên chủ trì. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường; đại diện các đơn vị trực thuộc Sở tham dự.

Lãnh đạo các sở, ngành tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Lâm Đồng chiều ngày 16/7
Lãnh đạo các sở, ngành tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Lâm Đồng chiều ngày 16/7

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, gồm 16 dự án Luật: Luật Bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; Luật chăn nuôi; Luật Đa dạng sinh học; Luật Đê điều; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Đo đạc và Bản đồ; Luật Khí tượng Thủy văn; Luật Lâm nghiệp; Luật Phòng, Chống thiên tai; Luật Tài nguyên nước; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Thú y; Luật Thủy lợi; Luật Thủy sản; Luật Trồng trọt áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 3 nhóm nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy; cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính; phát sinh vướng mắc từ thực tiễn. Cụ thể, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 28, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thực tế có một số dự án xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa, trụ sở công an xã… sử dụng rất ít đất lúa 2 vụ, nhưng vẫn phải đánh giá tác động môi trường, điều này gây kéo dài thời gian và tăng chi phí thực hiện dự án. Tại Khoản 1, Điều 31, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2020 không quy định tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Thực tiễn cho thấy quy định về điều kiện của đơn vị tư vấn là cần thiết, giúp chủ đầu tư có thể đẩy nhanh tiến độ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định. Quy định chưa thống nhất như trên dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường…

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu trực tuyến tỉnh Lâm Đồng chiều 16/7
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu trực tuyến tỉnh Lâm Đồng chiều 16/7

Về phía tỉnh Lâm Đồng có văn bản góp ý đối với dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật đề nghị bổ sung quy định về quản lý việc đăng ký, sản xuất, kinh doanh sinh vật có ích sử dụng trong phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng. Lý do tại tỉnh Lâm Đồng hiện có một số doanh nghiệp đang sản xuất, nhân nuôi và cung ứng thiên địch có ích cho nông dân sử dụng trong quản lý sinh vật hại cây trồng, tuy nhiên các quy định của pháp luật chưa rõ việc quản lý kinh doanh sản phẩm này để bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Đối với dự thảo sửa đổi Luật Địa chất và Khoáng sản cần bổ sung đầy đủ nội dung Khoản 12, Điều 111, Luật Địa chất và Khoáng sản như sau: “Đối với các khu vực khoáng sản đã thực hiện quy trình đấu giá quyền khai thác khoáng sản và đã niêm yết, thông báo công khai, việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của Luật, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật tại thời điểm niêm yết và thông báo công khai”. Đối với dự thảo sửa đổi Luật Thủy lợi, tại Khoản 15, Điều 14 dự thảo đề nghị sửa đổi như sau: “Tổ chức xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai, phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định”. Lý do dự thảo Luật chưa làm rõ trường hợp nào khai thác công trình thủy lợi được tự phê duyệt, trường hợp nào phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc giữ nguyên cụm từ “phê duyệt phương án hoặc trình” dễ dẫn đến hiểu sai và áp dụng không thống nhất..

Sau khi nghe các tỉnh, thành góp ý dự thảo Dự án Luật sửa đổi 16 Luật, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đồng tình với các ý kiến về thống nhất phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy nhà nước chính quyền địa phương 2 cấp; nhấn mạnh dự thảo Luật cần sửa đổi, bổ sung thể hiện các nội dung tháo gỡ điểm nghẽn, về tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phân cấp phân quyền và vai trò chính quyền địa phương 2 cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, thủy lợi, bảo vệ rừng, chăn nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thực hiện ổn định, bền vững, lâu dài.

Trong tháng 7/2027, giao trách nhiệm Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp, tham vấn những ý kiến sửa đổi, bổ sung Dự án luật, dự báo những tác động của luật trong thực tiễn áp dụng…

Nguồn: https://baolamdong.vn/sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-luat-tren-linh-vuc-nong-nghiep-va-moi-truong-382497.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm