Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tài chính tiêu dùng chuyển mình sang chu kỳ mới,...

Các công ty tài chính tiêu dùng dần phục hồi nhờ xử lý nợ xấu và môi trường kinh doanh ổn định. Dự báo 2025, nhu cầu vay tăng trở lại nhưng vẫn đối mặt rủi ro vĩ mô ảnh...

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng14/07/2025

Các công ty tài chính tiêu dùng dần phục hồi nhờ xử lý nợ xấu và môi trường kinh doanh ổn định. Dự báo 2025, nhu cầu vay tăng trở lại nhưng vẫn đối mặt rủi ro vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận.

Tín hiệu phục hồi rõ rệt

Dù còn nhiều thách thức, các chuyên gia nhận định nền kinh tế đang dần phục hồi, kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng và tín dụng cá nhân. Mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 được kỳ vọng tạo nền tảng thuận lợi cho tài chính tiêu dùng, khi việc làm và thu nhập cải thiện.

Chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục được nới lỏng, trong đó đáng chú ý là Thông tư 12/2024 cho phép vay dưới 100 triệu đồng không cần phương án sử dụng vốn khả thi – mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng cho người dân. Các công ty tài chính tiêu dùng được kỳ vọng hưởng lợi lớn từ xu hướng này.

MBS dự báo tín dụng tiêu dùng sẽ khởi sắc nhờ tăng trưởng kinh tế và thu nhập hộ gia đình cải thiện. Tương tự, Shinhanbank cũng đánh giá cao triển vọng tài chính tiêu dùng trong năm 2025 nhờ chính sách hỗ trợ và cầu vay phục hồi.

Trên thực tế, nhiều công ty tài chính đã tăng tốc trở lại. HD Saison đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.500 tỷ đồng; EVNFinance hướng tới 960 tỷ đồng, tăng 36%, với mảng bán lẻ đóng góp khoảng 35%. VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất đạt 25.270 tỷ đồng, trong đó FE Credit kỳ vọng lãi 1.126 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm trước.

Từ năm 2024, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận tín hiệu hồi phục rõ rệt. HD Saison đạt 1.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 84%; quý I/2025 tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 18,6% so với cùng kỳ.

FE Credit cũng báo lãi gần 515 tỷ đồng trong năm 2024 sau tái cơ cấu thành công, trong khi Home Credit lãi sau thuế 1.291 tỷ đồng – gấp 3,4 lần năm 2023, nợ xấu giảm mạnh còn 1,76%. EVNFinance khép lại năm 2024 với lợi nhuận tăng hơn 70%, cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm tài chính tiêu dùng.

 Tài chính tiêu dùng chuyển mình sang chu kỳ mới thách thức chưa buông tha
Dự báo 2025, nhu cầu vay tăng trở lại nhưng vẫn đối mặt rủi ro vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận.

Rủi ro vẫn rình rập

Dù thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn giữ sức hút với tổng dư nợ tiêu dùng đạt 2,8 triệu tỷ đồng (chiếm 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế), nhưng bức tranh vẫn còn nhiều gam màu xám. Trong đó, các ngân hàng chiếm tới 94% dư nợ, trong khi các công ty tài chính tiêu dùng chỉ chiếm 4,8% với 139.000 tỷ đồng cho thấy sự mất cân đối lớn về thị phần.

Với kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay, các ngân hàng và công ty tài chính đang nỗ lực kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh môi trường vĩ mô có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, theo VIS Rating, rủi ro vĩ mô đặc biệt là việc Mỹ tăng thuế quan có thể phủ bóng lên triển vọng ngành trong 12–18 tháng tới.

Các chuyên gia cảnh báo, việc gia tăng thuế nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của người tiêu dùng. Trước nguy cơ đó, nhiều công ty như FE Credit, Mirae Asset và Shinhan Finance đang chuyển hướng sang các phân khúc ít rủi ro hơn như cho vay mua xe máy, hàng tiêu dùng, thông qua hợp tác với hệ thống bán lẻ.

Mcredit chủ động khai thác dữ liệu bên thứ ba như từ Bộ Công an nhằm nâng cao khả năng thẩm định và phát hiện sớm gian lận. Một số công ty cũng siết lại tiêu chuẩn tín dụng, rút ngắn kỳ hạn vay, giảm quy mô khoản vay, hạn chế cho vay tiền mặt và điều chỉnh sản phẩm thẻ để gắn chặt hơn với nhu cầu tiêu dùng.

Mặc dù lợi nhuận toàn ngành được dự báo cải thiện nhẹ trong năm nay nhờ biên lãi ròng (NIM) từ cho vay tiêu dùng vẫn cao, nhưng các doanh nghiệp tập trung vào tiền mặt và thẻ tín dụng như Mcredit, FE Credit hay SHBFinance có nguy cơ đối mặt với chi phí tín dụng tăng do rủi ro tài sản cao hơn.

Để thích ứng, các công ty đang đẩy mạnh số hóa, hợp tác với ví điện tử, sàn thương mại điện tử và các nhà bán lẻ nhằm tiết giảm chi phí và mở rộng tiếp cận. SHBFinance, chẳng hạn, triển khai dịch vụ tận nơi tới các khu vực chợ truyền thống, vùng nông thôn nơi dịch vụ tài chính còn hạn chế – và ghi nhận tỷ lệ khách hàng hộ kinh doanh cá thể tăng 7% trong năm 2024.

Trong bối cảnh khó khăn, sự hỗ trợ từ các cổ đông lớn, đặc biệt là ngân hàng mẹ tiếp tục là điểm tựa quan trọng để các công ty tài chính củng cố năng lực vốn và thanh khoản, từ đó ứng phó với những biến động vĩ mô còn tiềm ẩn phía trước.

Nguồn: https://baolamdong.vn/tai-chinh-tieu-dung-chuyen-minh-sang-chu-ky-moi-thach-thuc-chua-buong-tha-382245.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm