Người tiểu đường có thể lựa chọn yến mạch để thay thế cơm trắng
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ cùng với các khoáng chất thiết yếu như magie, kali, canxi, phốt pho, kẽm và sắt. Yến mạch không chỉ bổ dưỡng, giúp người ăn cảm thấy no lâu mà còn có thể mang lại những lợi ích cụ thể cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn yến mạch để thay thế cơm trắng trong các bữa ăn hằng ngày.
Người bệnh tiểu đường có thể dùng yến mạch thay cơm.
Thành phần yến mạch có chứa beta-glucan (ß-glucan), một loại chất xơ hòa tan có tác dụng chậm làm trống dạ dày, liên kết với đường và cholesterol, từ đó làm chậm hấp thu đường vào máu giúp đường huyết không tăng cao đột ngột khi ăn cũng như giảm hấp thu lượng cholesterol là chất béo xấu. Do yến mạch được tiêu hóa và chuyển hóa chậm hơn nên khi ăn yến mạch, lượng đường trong máu tăng thấp hơn.
Các thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Chuyên gia Garima Goyal, chuyên gia dinh dưỡng từ Phòng khám dinh dưỡng Garima Diet Clinic (Ấn Độ) chia sẻ một thay đổi trong chế độ ăn rất có hiệu quả đối với bệnh tiểu đường. Do đó, đối với bệnh nhân tiểu đường, thực phẩm sống dưới đây có thể có lợi theo nhiều cách khác nhau. Nó giúp tránh được thực phẩm chế biến, tránh đồ ăn vặt, có thể giúp giảm cân. Giúp tránh xa tất cả các loại đường và chất bảo quản có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Bông cải
Bông cải sở hữu chỉ số và tải lượng đường huyết ở mức thấp. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong thực phẩm này cũng tương đối dồi dào (khoảng 2.6g chất xơ / 100g bông cải).
Bắp cải
Loại rau này sở hữu hàm lượng chất đường bột thấp (khoảng 6g/100g bắp cải); trong đó, có đến 50% là chất xơ và hầu như không chứa đường.
Do đó, người bệnh đái tháo đường có thể an tâm tiêu thụ 200 – 300g bắp cải/cữ mà không lo đường huyết tăng nhanh và khiến bệnh trở nặng.
Bí ngòi
Bí ngòi sở hữu hàm lượng tinh bột tương đối thấp (3.1g tinh bột/100g bí ngòi) nên tiêu thụ bí ngòi có thể góp phần ổn định chỉ số đường huyết ở người bệnh.
Bí ngòi là thực phẩm này cung cấp dồi dào vitamin C.
Ngoài ra, thực phẩm này còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C – dưỡng chất đã được chứng minh là có khả năng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn và hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bí sợi mì
Trung bình trong 100g bí sợi mì chỉ chứa khoảng 7g chất đường bột. Trong đó, hàm lượng chất xơ là 1.5g.
Ngoài ra, thực phẩm này còn cung cấp khoảng 10% nhu cầu kali hàng ngày – khoáng chất có khả năng bảo vệ thận và tim mạch khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Cà rốt
Trung bình 100g cà rốt có thể sở hữu hàm lượng chất xơ lên đến 2.8g, chiếm khoảng 10% nhu cầu chất xơ khuyến nghị hàng ngày, hỗ trợ bạn kiểm soát đường huyết và hạn chế hấp thu chất béo quá mức.
Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa nhiều loại dưỡng chất như kali, vitamin C, K, folate (vitamin B9), có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bún, mì nưa
Toàn bộ hàm lượng carbohydrate trong bún/mì nưa đều tồn tại dưới dạng chất xơ; do đó, cả chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của loại thực phẩm này đều bằng không.
Bún nưa, mì nưa, phở nưa.
Hạt Quinoa (diêm mạch)
Với chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết thấp, tiêu thụ hạt quinoa thay cơm có thể giúp người bệnh tiểu đường duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định.
Đặc biệt, sau khi được nấu chín, chỉ số đường huyết của hạt diêm mạch còn có thể giảm xuống mức 35 và tải lượng đường huyết chỉ còn 7.3.
Bên cạnh đó, hàm lượng cao chất xơ và magie trong thực phẩm này cũng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ làm giảm nguy cơ khởi phát các biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy tim và tổn thương thần kinh do đường huyết tăng cao.
Đậu lăng
Bên cạnh khả năng ổn định đường huyết, đậu lăng còn là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và protein. Những dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các tổn thương bên trong cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh khả năng ổn định đường huyết, đậu lăng còn là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và protein.
Đậu Hà Lan
Bên cạnh chỉ số và tải lượng đường huyết thấp, thực phẩm này có là nguồn cung cấp dồi chất xơ và folate.
Trong đó, chất xơ góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, còn folate lại được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến tình trạng kháng insulin.
Khoai môn
Khoai môn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, vitamin C, vitamin B6, mangan và kali. Các dưỡng chất này có khả năng hỗ trợ sức khỏe nói chung và góp phần kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Vì vậy, tiêu thụ khoai môn thay cơm có thể giúp người bệnh duy trì nồng độ đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thuc-pham-thay-the-com-danh-cho-nguoi-bi-tieu-duong-172250419000233178.htm
Bình luận (0)