Trong mỗi lễ hội truyền thống như Lễ hội Katê, Lễ Ramawan, hay các nghi lễ tôn giáo tại đền tháp, âm thanh của ba loại nhạc cụ này vang vọng như kết nối con người với tổ tiên và thần linh. Trống Ghi-năng, với tiết tấu mạnh mẽ, tượng trưng cho sức mạnh và khí phách. Trống Paranưng, với âm thanh sâu lắng, được sử dụng để giữ nhịp. Còn kèn Saranai, mang âm thanh réo rắt đặc trưng, như "thổi hồn" vào không gian lễ hội, tạo nên bản hòa âm đặc sắc.
Trong bối cảnh hội nhập và biến đổi nhanh chóng của đời sống hiện đại, việc bảo tồn và phát huy giá trị nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm trở thành nhiệm vụ quan trọng. Nhiều nghệ nhân cao tuổi vẫn miệt mài truyền dạy cho thế hệ trẻ, gìn giữ những thanh âm xưa qua từng buổi học, từng lần biểu diễn trong lễ hội.
Đây không chỉ là việc giữ gìn một di sản âm nhạc, mà còn là gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa Việt Nam trong dòng chảy hội nhập.
Nguồn: https://nhandan.vn/tieng-trong-tieng-ken-ke-chuyen-van-hoa-cham-post874892.html
Bình luận (0)