Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, muối, đường và chất béo bão hòa, gây khó tiêu và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Những thành phần này có thể làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc dạ dày và đường ruột, dẫn đến các vấn đề như táo bón hoặc đầy hơi.
Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến bệnh béo phì và các vấn đề về chuyển hóa khác như đái tháo đường và tim mạch.
Thực phẩm chiên rán
Thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng.
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chiên rán có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày.
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chiên rán có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày và bệnh tim mạch.
Thức ăn cay
Thức ăn cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản, dẫn đến tình trạng ợ nóng và khó tiêu. Ngoài ra, capsaicin – hợp chất tạo vị cay chủ đạo trong ớt, còn có nguy cơ làm tăng tiết axit dạ dày khi tiêu thụ ở lượng lớn, và điều này có thể khiến cho triệu chứng đau rát ở người bệnh viêm / loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống nhiều rượu bia hoặc caffein
Cả rượu bia và thức uống chứa nhiều caffeine đều có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc, dẫn đến các vấn đề như ợ nóng, viêm dạ dày và loét dạ dày.
Ngoài ra, tiêu thụ caffeine quá nhiều còn có thể làm giảm chức năng co thắt thực quản, gây trào ngược thực quản, ợ chua. Trong khi đó, uống quá nhiều rượu bia hoặc uống trong thời gian dài cũng có thể làm tổn thương gan, khiến gan nhiễm mỡ và có thể dẫn đến xơ gan.
Thực phẩm tái, sống hoặc chưa được nấu chín
Thực phẩm tái hoặc sống, như sashimi, trứng lòng đào hoặc thịt bò tái, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun sán, vi khuẩn và ký sinh trùng. Những tác nhân này có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy cấp tính.
Thực phẩm tái hoặc sống, như sashimi, trứng lòng đào hoặc thịt bò tái, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun sán, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga chứa đường, chất tạo ngọt nhân tạo và cacbonat, nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tiêu hóa. Cụ thể:
Cacbonat và axit trong nước ngọt: Có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ nóng, trào ngược axit, và các vấn đề khác như đầy hơi.
Đường và chất tạo ngọt nhân tạo: Có thể phá vỡ cân bằng vi khuẩn trong ruột, làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại, trong khi ức chế vi khuẩn có lợi.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều nước ngọt liên quan đến các bệnh chuyển hóa như gan nhiễm mỡ, tiểu đường và béo phì, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tranh-xa-cac-thuc-pham-sau-neu-khong-muon-bi-loet-da-day-va-benh-tim-mach-172250418023541423.htm
Bình luận (0)