Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng gồm 12 loại vắc-xin: Viêm gan B sơ sinh, lao, DPT-VGB-Hib, bại liệt uống, bại liệt tiêm, sởi, sởi - Rubella, viêm não Nhật Bản, uốn ván, bạch hầu - ho gà - uốn ván, uốn ván - bạch hầu giảm liều và Rota); thực hiện tại tất cả các điểm tiêm chủng của 151 xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng tiêm là trẻ em và phụ nữ có thai thuộc đối tượng tiêm chủng trong tháng 5/2025 và trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi chưa tiêm, chưa tiêm đủ mũi các vắc-xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng.


Hoạt động tiêm chủng phải đảm bảo an toàn, cán bộ y tế thực hiện khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng đối với trẻ em theo quy định của Bộ Y tế; quan sát toàn trạng, đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại đối với người lớn; hỏi và ghi chép thông tin của đối tượng tiêm chủng về tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng trước đây; tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, cha mẹ, người giám hộ của trẻ về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc-xin và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng; thông báo cho đối tượng tiêm chủng, cha mẹ, người giám hộ của trẻ về tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vắc-xin được tiêm chủng trước mỗi lần tiêm. Thực hiện tiêm chủng đúng đối tượng, chỉ định tiêm chủng, đúng vắc-xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm tiêm chủng.

Cán bộ y tế tại các điểm tiêm theo dõi chặt chẽ diễn biến sức khỏe của người được tiêm ngay tại điểm tiêm trong vòng 30 phút, đồng thời, hướng dẫn gia đình và người được tiêm theo dõi chặt chẽ, thường xuyên tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
Người dân cần chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Nguồn: https://baolaocai.vn/trien-khai-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-thang-5-post401439.html
Bình luận (0)