Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vì sao cần cảnh giác với nguy cơ đau tim trong phòng tắm?

Báo Thanh niênBáo Thanh niên21/12/2024

Đau tim có thể xảy ra trong phòng tắm. Một trong những nguy cơ lớn khi điều này xảy ra là người bệnh có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không hay biết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.


Các chuyên gia cho biết một số hoạt động trong phòng tắm như đi vệ sinh, tắm rửa có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đau tim ở những người có nguy cơ cao. Cơn đau tim ập đến khi người bệnh đang dùng nhà tắm sẽ đặc biệt nguy hiểm vì phòng tắm là không gian riêng tư, khiến việc cấp cứu có thể bị chậm trễ, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Vì sao cần cảnh giác với nguy cơ đau tim trong phòng tắm?- Ảnh 1.

Một số hoạt động trong phòng tắm có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đau tim

Đau tim có thể xảy ra trong phòng tắm vì những nguyên nhân sau:

Áp lực khi ngồi trên bồn cầu góp phần làm tăng nguy cơ đau tim

Trên thực tế, việc ngồi trên bồn cầu và đi tiêu tạo ra áp lực nhất định cho tim. Hoạt động này sẽ gây căng thẳng lên dây thần kinh phế vị, từ đó làm chậm nhịp tim. Với những người mắc bệnh tim, áp lực này sẽ góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau tim.

Khi tắm

Tắm trong nước quá lạnh hay quá nóng sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim. Các chuyên gia cho biết thân nhiệt sẽ thay đổi khi tắm. Nếu nhiệt độ nước chênh lệch quá nhiều với thân nhiệt thì có thể gây áp lực lớn động mạch và mao mạch. Điều này làm tăng nguy cơ đau tim.

Uống thuốc quá liều

Trong một số trường hợp hiếm hoi, uống thuốc quá liều có thể gây đau tim đột ngột hay ngừng tim. Nhiều người có thói quen uống thuốc rồi tắm. Cả hai tác nhân này đều có thể kích thích hoạt động tim và tăng nguy cơ đau tim.

Các triệu chứng thường gặp của đau tim là đau ngực, đột nhiên khó thở, chóng mặt, nôn mửa hay ngất xỉu. Khi phát hiện những triệu chứng này trong phòng tắm thì người bệnh cần phải tìm trợ giúp ngay lập tức. Người nhà nếu cảm thấy dấu hiệu người thân bất thường, không phản hồi trong phòng tắm thì cũng cần can thiệp và đưa đi bệnh viện.

Một biện pháp an toàn mà người bệnh cần áp dụng là hãy thông báo cho người nhà hay người ở cùng phòng biết tình trạng bệnh của mình. 

Để giảm nguy cơ xảy ra đau tim trong phòng tắm, người bệnh tim không nên tắm nước quá nóng. Nếu ngâm mình trong bồn tắm thì nước cũng không nên quá nóng và tránh để nước cao qua ngực. Mang điện thoại vào phòng tắm có thể giúp liên lạc được người thân nếu không may bị đau tim, theo Medical News Today.



Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-can-canh-giac-voi-nguy-co-dau-tim-trong-phong-tam-185241220185935068.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Người dân chờ đợi 5 tiếng để chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ trên bầu trời TPHCM
Trực tiếp: Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm