Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

VNPT Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia

Ngày 1-7-2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính tại Việt Nam, khi mô hình quản lý ba cấp được chuyển đổi sang hai cấp.

Người Lao ĐộngNgười Lao Động02/07/2025

Trong cuộc "sắp xếp lại giang sơn" lịch sử này, Tập đoàn VNPT đã khẳng định vai trò "xương sống" của hạ tầng số quốc gia, đảm bảo dòng chảy dữ liệu thông suốt, an toàn và hiệu quả từ vùng cao đến trung ương.

Chiến dịch xây dựng "xa lộ số"

Cả nước bước vào cuộc sắp xếp lịch sử mang tính cách với quy mô chưa từng có, từ 63 tỉnh/thành xuống còn 34 đơn vị hành chính. Hành trình "sắp xếp lại giang sơn" này đòi hỏi sự tái cấu trúc dữ liệu và hệ thống vận hành số ở cấp quốc gia.

Tất cả hồ sơ, dữ liệu, quy trình hành chính vốn đang được xử lý phân tán theo yêu cầu mới phải đưa về vận hành tập trung tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG). Trước yêu cầu đó, VNPT đã phát động chiến dịch "trải xa lộ số" – một cuộc tổng tấn công thần tốc vào hạ tầng truyền dẫn từ trung ương đến tận xã, phường.

Chỉ trong vòng vài tuần, toàn bộ hệ thống kết nối từ cơ sở đã được nâng cấp đồng bộ. Băng thông từ xã, phường lên tỉnh, thành phố được tăng gấp đôi, đạt mức 200Mbps tại hơn 88% số xã cũ và xã mới.

Các tuyến từ tỉnh đến trung tâm miền cũng được mở rộng gấp bốn lần so với trước đây, hoàn thành tại tất cả 63 địa phương. Trong số 34 đơn vị hành chính mới, 33 đơn vị đã sẵn sàng vận hành trên hệ thống Mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD). Chỉ còn Sơn La đang hoàn thiện trong vài ngày tới.

Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia- Ảnh 1.

Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia- Ảnh 2.

Gần 6.000 cán bộ kỹ thuật của VNPT đã được huy động, với hai nhân sự thường trực tại mỗi xã/phường để xử lý sự cố ngay trong vòng 15 phút

Không dừng lại ở nâng cấp hạ tầng địa phương, VNPT còn tập trung củng cố các tuyến kết nối trung ương. Hệ thống trung kế giữa VNPT và Cục Bưu điện Trung ương được nâng cấp toàn diện, đưa lưu lượng về 3 Trung tâm miền với băng thông từ 1Gbps đến 10Gbps, có cấu hình dự phòng kép để bảo đảm liên tục.

Riêng tuyến kết nối từ Mạng TSLCD đến Trung tâm Dữ liệu Nam Thăng Long đã được nâng từ chuẩn GE lên 10GE, đáp ứng mức tải tăng đột biến khi dữ liệu toàn quốc được gom về Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG).

Trước ngày 29-6-2025, kênh Metronet liên tỉnh Mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) tại 14 tỉnh/thành đã được nâng cấp lên 200Mbps, đảm bảo phục vụ các dịch vụ công tập trung với hiệu suất cao.

Đảm bảo vận hành thông suốt và an toàn tuyệt đối

Song song với việc mở rộng "xa lộ số", VNPT triển khai hệ thống giám sát và vận hành liên tục 24/7. Gần 6.000 cán bộ kỹ thuật của VNPT đã được huy động, với hai nhân sự thường trực tại mỗi xã/phường để xử lý sự cố ngay trong vòng 15 phút. Hệ thống bảo mật cũng được đầu tư mạnh mẽ.

Tường lửa SRX5400 tại trung tâm đạt tải thực tế 15Gbps và có thể mở rộng lên 20Gbps, đảm bảo tính an toàn cao cho dữ liệu của DVCQG. Đặc biệt, hệ thống có khả năng tự động kích hoạt tăng băng thông lên 10Gbps nếu phát hiện vượt ngưỡng lưu lượng, giúp duy trì tốc độ và độ ổn định trong mọi tình huống.

Những nỗ lực này đã mang lại kết quả vượt mong đợi. Trong thời điểm cao trào từ ngày 10-6 đến 30-6, lưu lượng Internet tại Cổng DVCQG tăng hơn 200%, đạt đỉnh 5,57Gbps – tương đương 55% tổng tải hệ thống. Tuy nhiên, không hề xảy ra gián đoạn hay nghẽn mạng.

Ngày 1-7, thời điểm chính quyền hai cấp chính thức vận hành, hầu hết toàn bộ hồ sơ điện tử phát sinh trên cả nước đã được đồng bộ về Cổng DVCQG trước 17h cùng ngày.

Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia- Ảnh 4.

Tại các điểm nóng như TP HCM, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế, thời gian truy cập cổng dịch vụ công giảm từ 20 đến 40% so với tuần trước đó. Người dân ở các xã vùng cao giờ đây có thể nộp hồ sơ tại chỗ, không cần di chuyển lên huyện hay tỉnh. Dữ liệu được truyền trực tiếp về trung ương với tốc độ nhanh, giúp giảm thời gian xử lý.

Hệ thống cũng đặc biệt ưu tiên kết nối bảo mật cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, đảm bảo 100% Văn phòng Đảng ủy cấp tỉnh và xã có thể gửi – nhận công điện khẩn trong thời gian gần như tức thời.

Hơn 3.200 điểm cầu họp trực tuyến của hệ thống VNPT-VCS được kết nối thông suốt với trung ương, giúp lãnh đạo các cấp họp hành, chỉ đạo mà không cần rời khỏi địa phương, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả điều hành.

Điểm sáng trong chiến dịch "trải xa lộ số" của VNPT không chỉ nằm ở tốc độ và quy mô, mà còn ở tư duy tổng thể. Không đơn thuần "xây cổng", VNPT đã kiến tạo một hệ sinh thái hoàn chỉnh – từ hạ tầng truyền dẫn, phần mềm nghiệp vụ (VNPT iGate, VNPT iOffice), đến đội ngũ kỹ thuật "trực chiến số" luôn sát cánh cùng người dân và chính quyền địa phương.

Kết quả này đã giúp "xương sống" hệ thống dịch vụ công quốc gia hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt, đáp ứng được nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính cho người dân ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền hai cấp.

Điều đó cũng cho thấy, sự kết hợp giữa công nghệ – con người – quy trình đã tạo nên một mô hình mẫu mực cho chuyển đổi số hành chính, giúp Việt Nam không chỉ sáp nhập bộ máy gọn nhẹ mà còn thúc đẩy minh bạch, hiệu quả và hiện đại hóa toàn diện.

Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia- Ảnh 5.Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với Đảng ủy VNPT và BIDV về công tác chuẩn bị đại hội

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Đảng ủy VNPT và Đảng uỷ BIDV tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các khâu chuẩn bị của đại hội.

Nguồn: https://nld.com.vn/giu-vung-xuong-song-cho-ha-tang-so-quoc-gia-196250702175404305.htm


Chủ đề: VNPT

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội
Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay
Bầu trời sông Hàn 'tuyệt đối điện ảnh'
Hoa hậu Việt Nam 2024 gọi tên Hà Trúc Linh, cô gái Phú Yên

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm