Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Biết AI, bạn chọn được tương lai. Không biết AI, tương lai sẽ chọn người khác

AI có thể viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, dựng video. AI có thể chẩn đoán bệnh, đề xuất chiến lược kinh doanh, hỗ trợ pháp lý. AI đang làm được nhiều việc hơn chúng ta tưởng – và nó không cần ngủ trưa.

Việt NamViệt Nam18/04/2025

AI.5.jpeg

Không phải một cuộc cách mạng công nghệ - mà là một cuộc thay máu nhân lực

Chúng ta đã nói về Cách mạng Công nghệ 4.0 từ nhiều năm trước, nhưng chưa bao giờ nó rõ ràng đến thế. Trong vòng vài năm, hàng loạt vị trí việc làm truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi AI: Nhân viên nhập liệu, phân tích số liệu đơn giản - đã có phần mềm tự động hóa; Biên tập viên, người viết nội dung - đang cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT; Nhân viên telesale, chăm sóc khách hàng - nhiều nơi đã dùng voicebot AI thay thế,… Ngay cả những ngành từng được coi là “an toàn” như truyền thông, kế toán, thậm chí cả giáo viên, bác sĩ - cũng đang đứng trước yêu cầu thay đổi cách làm việc nếu không muốn bị đào thải. AI sẽ khiến nhiều công việc hiện nay trở nên lỗi thời, và chỉ những ai hiểu, biết sử dụng, hoặc làm chủ được công nghệ mới có khả năng thích nghi và phát triển.

Trong một chia sẻ từ năm 2017, tỷ phú công nghệ Bill Gates dự đoán rằng ngành trí tuệ nhân tạo (AI) chính là một trong 3 lĩnh vực phát triển bền vững trong tương lai. Trái ngược với lo ngại bị thay thế, ngành AI đang là nơi tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, song cũng đồng thời đòi hỏi nhân lực chất lượng cao. Tỷ phú công nghệ cho rằng AI đang phát triển rất nhanh, nhưng vẫn còn phụ thuộc vào con người để hiểu bối cảnh, đưa ra phán đoán, và giải quyết các vấn đề phức tạp. Những kỹ năng như tư duy hệ thống, sáng tạo và khả năng học hỏi linh hoạt sẽ tiếp tục là lợi thế của con người trong việc phát triển và kiểm soát AI. Cụ thể, ngành trí tuệ nhân tạo đang cần rất nhiều vai trò: Lập trình viên AI và kỹ sư học máy; Nhà nghiên cứu thuật toán; Kỹ sư dữ liệu; Chuyên gia triển khai AI trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, sản xuất; Chuyên gia kiểm thử, bảo mật AI,...

Không chỉ vậy, AI còn là công cụ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ngành khác. Điều này khiến nó trở thành một kỹ năng “nền tảng”, tương tự như tiếng Anh hay tin học cách đây vài thập kỷ.

AI,2.jpeg

Từ lo sợ bị thay thế đến sẵn sàng dẫn dắt

Sự xuất hiện của AI là không thể đảo ngược. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với mất mát – nếu chúng ta biết thích nghi và chủ động trang bị kỹ năng phù hợp. “AI sẽ không thay thế con người. Nhưng người biết sử dụng AI sẽ thay thế người không biết.” - Trích dẫn thường được nhắc lại trong giới công nghệ hiện nay.

Ngành trí tuệ nhân tạo không chỉ là cơ hội việc làm. Đó là cánh cửa để thế hệ mới bước vào tương lai - không phải với tâm thế bị động, mà là những người kiến tạo cuộc chơi.

Nếu ai cho rằng học AI là việc của sinh viên đại học ngành Công nghệ thông tin, người đó chắc chắn không biết một thực tế: việc tiếp cận công nghệ AI từ phổ thông, thậm chí tiểu học, đang dần trở thành xu hướng toàn cầu. Ở Trung Quốc, Singapore, Mỹ hay Hàn Quốc, học sinh cấp 2 đã được học lập trình Python, làm quen với machine learning cơ bản, hiểu được cơ chế hoạt động của các công cụ AI.

Việc tiếp xúc sớm không nhằm biến trẻ thành lập trình viên, mà giúp trẻ: Tư duy logic và giải quyết vấn đề có hệ thống; Biết đặt câu hỏi, thử nghiệm, phân tích dữ liệu và Biết dùng AI đúng cách, hiểu giới hạn và rủi ro của công nghệ.

Tại Việt Nam, các chương trình đào tạo AI cho học sinh phổ thông bắt đầu được thực hiện, trong đó FPT là đơn vị tiên phong “bình dân AI vụ” - nơi AI được tích hợp trong chương trình học từ năm 2024. Từ lớp 3, học sinh tại FPT đã được học huấn luyện AI nhận diện hình ảnh và giọng nói, lớp 6 được tiếp cận lập trình AI, huấn luyện máy tính chơi trò chơi, sử dụng AI để phân tích dữ liệu, lớp 9 được nghiên cứu và phát triển các mô hình AI trong Robotics, khoa học dữ liệu và giải quyết bài toán thực tế. Không chỉ dạy cách “dùng” AI, học sinh còn được học về đạo đức công nghệ, cách sử dụng AI một cách đúng đắn, có trách nhiệm, tránh lệ thuộc vào công nghệ. Đây chính là bước chuẩn bị những kỹ năng sống còn của bất cứ một nhân sự nào trong tương lai.

Thế giới không chờ chúng ta kịp chuẩn bị. Và AI thì không có nút “tạm dừng”. Nếu như ngày trước, biết tiếng Anh là lợi thế, thì hôm nay, biết công nghệ - biết cách giao tiếp và làm việc với máy móc thông minh - mới là “ngôn ngữ sống còn”. Chờ đến khi trưởng thành mới học là quá muộn. Cơ hội, năng lực và thói quen tư duy cần được gieo từ nhỏ. AI không thay thế con người, nhưng sẽ thay thế những ai không biết học cách dùng nó. Chúng ta cần bắt đầu ngay bây giờ - không chỉ cho bản thân, mà cho cả thế hệ tiếp theo.


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm