Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bổ sung quy định bảo vệ nhà giáo trong Luật Nhà giáo

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, Luật Nhà giáo làm rõ các quyền và nghĩa vụ của nhà giáo theo định hướng tăng quyền chủ động, sáng tạo và tăng tính bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp. Luật Nhà giáo gia tăng các thiết chế bảo vệ nhà giáo thông qua quyền và những điều không được làm của các cá nhân, tổ chức liên quan đối với nhà giáo.

Báo Công an Nhân dânBáo Công an Nhân dân11/07/2025

Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 với nhiều chính sách đột phá. Bên cạnh những việc nhà giáo không được làm, Luật Nhà giáo cũng đã đưa ra những quy định cụ thể về việc việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo. Trong đó, có việc yêu cầu tổ chức, cá nhân không đăng tải, phát tán thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Đây được xem là hướng tiếp cận nhân văn không chỉ nhằm bảo vệ uy tín, danh dự nhà giáo mà còn là chế tài quan trọng bảo vệ môi trường học tập lành mạnh của người học.

Bổ sung quy định bảo vệ nhà giáo trong Luật Nhà giáo -0
Ảnh minh hoạ.

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này là cần thiết để bảo vệ nhà giáo, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội, các phương tiện truyền thông trực tuyến phát triển mạnh như hiện nay, trong đó, nhiều thông tin mỗi khi đã được đưa lên mạng là có thể truy cập vĩnh viễn. Thực tế cho thấy, nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định nhưng do đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng sẽ không chỉ là nhà giáo mà là còn là người học.

TS Đặng Văn Cường, giảng viên Luật hình sự, Trường Đại học Thuỷ Lợi cho rằng, quy định không đăng tải, phát tán thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với hiến pháp và pháp luật để bảo vệ bí mật đời tư cá nhân, bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tín của nhà giáo và phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật. Quy định không phải là dung túng, tiếp tay cho sai phạm của giáo viên mà bảo vệ bí mật thông tin trong quá trình xác minh, giải quyết khiếu nại tố cáo; đồng thời bảo vệ quyền nhân thân, quyền hình ảnh, bí mật đời tư cá nhân và góp phần giảm bớt những hệ lụy tiêu cực từ những vấn đề xã hội.

Cũng theo phân tích của TS Đặng Văn Cường, khi thông tin chưa rõ ràng, sai phạm chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận thì việc bảo vệ thông tin là phù hợp và cần thiết. Thực tế cho thấy, ngay cả với các bị can, bị cáo trong vụ án hình sự, họ chỉ được coi là có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án. Do vậy, khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì mọi phỏng đoán, phán đoán, quy kết của dư luận xã hội đều có thể tạo sai lầm và gây ra tác động tiêu cực khó có thể sửa chữa.

Xã hội và pháp luật luôn đòi hỏi người thầy phải là tấm gương mẫu mực, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc đạo đức nghề nghiệp bởi vậy nếu giáo viên vi phạm những nguyên tắc này họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng trước khi kết luận cuối cùng có hiệu lực pháp luật thì nhà giáo rất cần được bảo vệ. Còn trong trường hợp khi đã có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền, xác định có vi phạm thì vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó theo đúng quy định của pháp luật và không có ngoại lệ.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, Luật Nhà giáo làm rõ các quyền và nghĩa vụ của nhà giáo theo định hướng tăng quyền chủ động, sáng tạo và tăng tính bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp. Luật Nhà giáo gia tăng các thiết chế bảo vệ nhà giáo thông qua quyền và những điều không được làm của các cá nhân, tổ chức liên quan đối với nhà giáo.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cũng cho rằng, quy định này là cần thiết nhằm bảo vệ uy tín, hình ảnh nhà giáo trước việc lạm dụng, suy diễn và phát tán các thông tin khi chưa được kiểm chứng, chưa có ý kiến, kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Với những sự việc chưa được thanh tra, kiểm tra, vẫn có thể phản ánh thông tin nếu phát hiện dấu hiệu sai phạm, biểu hiện tiêu cực. Với vụ việc đang thanh tra, kiểm tra khi chưa có kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, việc công bố thông tin là không được phép vì có thể ảnh hưởng tới tính khách quan của quá trình thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, quy định này cũng không mâu thuẫn với quyền tiếp cận thông tin, quyền, nghĩa vụ và những hành vi bị cấm trong Luật Báo chí, Luật An toàn thông tin mạng, Bộ luật Dân sự và các quy định khác. 

Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/bo-sung-quy-dinh-bao-ve-nha-giao-trong-luat-nha-giao-i774403/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm