Những phản ứng này là sự tăng tiết hoóc môn, kích hoạt hệ miễn dịch và phản ứng cảm xúc. Tất cả đều có ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục. Hiểu được cơ chế này sẽ giúp quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Chấn thương không chỉ đẩy hoóc môn căng thẳng lên cao mà còn tăng nguy cơ lo âu
ẢNH MINH HỌA: AI
Chấn thương khi tập luyện thể thao sẽ gây ra những tác động sau đến cơ thể.
Tăng adrenaline một cách an toàn để tránh chấn thương trong thể thao và hoạt động hằng ngày
Khi bị chấn thương, đặc biệt là chấn thương nghiêm trọng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn adrenaline. Đây là phản ứng tự nhiên, giúp cơ thể đối phó với mối đe dọa gây chấn thương. Nhịp tim, huyết áp sẽ tăng lên. Adrenaline cũng làm giãn khí quản để tăng lượng ô xy đến các cơ quan quan trọng.
Sự tăng cao đột ngột hoóc môn này sẽ tạm thời che lấp cơn đau, giúp người bị thương vẫn hoạt động tạm thời dù cơ thể đã tổn hại. Tuy nhiên, khi mức adrenaline giảm, cơn đau và mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ trở nên rõ ràng hơn. Do đó, khi bị chấn thương thể thao, nếu người tập nhất thời chưa cảm thấy đau thì không được chủ quan. Điều đó không có nghĩa chấn thương là nhẹ.
Tăng cortisol
Bên cạnh adrenaline, cơ thể cũng tiết ra hoóc môn cortisol để phản ứng với chấn thương. Cortisol cũng được tiết ra từ tuyến thượng thận, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết căng thẳng và viêm. Loại hoóc môn này giúp điều hòa chuyển hóa, giảm viêm và kiểm soát đường huyết.
Tuy nhiên, nếu mức cortisol tăng cao trong thời gian dài thì có thể gây hại. Nồng độ cortisol cao mạn tính sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng huyết áp và dẫn đến tăng cân. Trong trường hợp bị thương, cortisol cao kéo dài có thể làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, việc theo dõi và kiểm soát mức cortisol là điều rất quan trọng.
Căng thẳng và rối loạn cảm xúc
Chấn thương không chỉ tác động đến thể chất mà còn gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cảm xúc. Chịu đựng chấn thương có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Nguy cơ nhiễm trùng tăng cao
Những vết thương, đặc biệt là vết thương hở, làm tổn thương làn da, hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn và vi sinh vật có thể xâm nhập, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm trùng là mức độ nghiêm trọng của vết thương, môi trường xảy ra chấn thương và sức khỏe miễn dịch của người bị thương, theo Medical News Today.
Nguồn: https://thanhnien.vn/chan-thuong-the-thao-4-tac-dong-den-co-the-it-nguoi-biet-185250513163803906.htm
Bình luận (0)