Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đề xuất bỏ Hội đồng trường ở bậc mầm non, phổ thông

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ Hội đồng trường ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam14/05/2025

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Giáo dục năm 2019, nhiều địa phương đã phản ánh thực trạng Hội đồng trường ở các trường mầm non và phổ thông công lập hoạt động hình thức, thiếu thực quyền, trùng vai và không tạo ra giá trị quản trị thực chất.

Hệ thống trường mầm non, phổ thông công lập hiện nay chưa được giao quyền tự chủ về tài chính, nhân sự hay tổ chức bộ máy, nên vai trò của Hội đồng trường không được thiết kế gắn với chức năng thực tiễn.

Hơn nữa, trong phần lớn nhà trường, Hiệu trưởng đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng trường và là Bí thư chi bộ/đảng bộ, dẫn đến trùng lặp vai trò và làm mờ nhạt chức năng giám sát, phản biện của Hội đồng trường.

Việc duy trì Hội đồng trường trong bối cảnh đó không những không mang lại hiệu quả mà còn tăng gánh nặng hành chính.

Vì vậy, trên tinh thần tinh giản tổ chức và tăng tính tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với trường công lập, việc bỏ quy định Hội đồng trường ở trường mầm non, phổ thông công lập là một bước đi cần thiết nhằm làm gọn bộ máy, tăng hiệu lực thực thi; tạo điều kiện để đổi mới thực chất hoạt động nhà trường dựa trên các thiết chế dân chủ sẵn có như cấp ủy, công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Sư phạm...

Đề xuất bổ sung trung học nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục quy định: Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông thực hiện giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.

Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Giáo dục nghề nghiệp gồm trung học nghề và cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Giáo dục đại học gồm đại học và sau đại học, đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Như vậy, theo dự thảo, trong cấp học giáo dục nghề nghiệp, người học được đào tạo ở ba trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

Cụ thể: Trung học nghề dành cho học sinh sau THCS, tích hợp kiến thức văn hóa phổ thông nền tảng và kỹ năng nghề, hướng tới đạt trình độ sơ cấp hoặc trung cấp.

Cao đẳng dành cho người học sau THPT hoặc tương đương, đào tạo ở trình độ cao đẳng.

Cách thiết kế này bảo đảm cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng phân rõ cấp học, phân loại rõ trình độ đào tạo và tăng cường tính mở, liên thông, phù hợp với Khung trình độ quốc gia và thông lệ quốc tế.

Theo Luật Giáo dục hiện hành, giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác; không có trung học nghề.

Nguồn: https://baophapluat.vn/de-xuat-bo-hoi-dong-truong-o-bac-mam-non-pho-thong-post548301.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm