Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

'Hiện diện' 2 vạn người vô danh bằng tiểu thuyết đồ họa

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Những ngày Văn học châu Âu kéo dài từ ngày 5 - 11.5, NXB Kim Đồng vừa giới thiệu đến độc giả 2 tiểu thuyết đồ họa thuộc bộ Kí ức kiều bào của họa sĩ người Pháp gốc Việt Clément Baloup, xoay quanh những "lính thợ" và "chân đăng" VN trong giai đoạn Thế chiến thứ 2.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên14/05/2025

Theo đó gần 100 năm trước, những chuyến tàu thủy đã chở theo hàng nghìn nông dân VN vượt biển tới Pháp cũng như các quần đảo xa xôi ở châu Đại Dương. Họ hoặc bị cưỡng bức lao động hoặc đi theo diện xuất khẩu lao động tự nguyện thông qua các công ty tuyển dụng của thực dân Pháp. Họ thường được gọi là "chân đăng" (đăng ký một chân lao động) hay "lính thợ", làm việc như các phu mỏ khai thác khoáng sản quý cũng như quần quật trong các nhà máy sản xuất vũ khí, ruộng muối, cánh đồng lúa, xưởng dệt… với điều kiện lao động khủng khiếp.

'Hiện diện' 2 vạn người vô danh bằng tiểu thuyết đồ họa- Ảnh 1.

Hai tác phẩm của Clément Baloup vừa ra mắt

ẢNH: K.Đ

Theo các tư liệu, có khoảng 20.000 người Việt đã đến "chính quốc" theo kiểu này nhưng đây vẫn là một mảng lịch sử thường bị bỏ qua, chưa được biết đến với cả người Pháp cũng như người Việt. Sau đó bởi mắc kẹt vì cuộc chiến, họ không có lựa chọn nào khác ngoài tự nguyện ở lại vì không thể hồi hương. Trước đây, trong cuốn Kẻo tro bay mất, nhà văn - đạo diễn Việt Linh từng có những cuộc gặp gỡ với các chứng nhân này, từ đó phần nào "phủi bụi" câu chuyện của họ.

Nhận thấy sự thiếu sót này, họa sĩ người Pháp gốc Việt Clément Baloup đã rất nỗ lực để bổ khuyết vào. Ông cho biết khởi nguồn của 2 tác phẩm bắt đầu từ chính câu hỏi "Tôi là ai" khi cha mình cũng là một lao động VN tứ xứ, và ngay từ nhỏ ông đã theo chân cha đi khắp châu Âu, Polynesia và Nam Mỹ. Để thực hiện bộ sách, Baloup đã tiến hành phỏng vấn hàng chục nhân chứng, từ đó tìm ra những mô típ chung rồi kết hợp với nghiên cứu lịch sử, các tư liệu lưu trữ, ghi chép cá nhân… để tạo nên tác phẩm.

'Hiện diện' 2 vạn người vô danh bằng tiểu thuyết đồ họa- Ảnh 2.

Một trang đầy màu sắc trong tác phẩm

ẢNH: K.Đ

Nói thêm về lựa chọn hình thức tiểu thuyết đồ họa, Baloup cho biết thể loại này bên cạnh việc khắc họa được sự kiện lịch sử, làm nổi bật những số liệu "biết nói", thì thông qua hình ảnh, nó còn hiệu quả trong việc truyền tải biểu cảm, không gian sống, trạng thái tinh thần, tâm thế… của các nhân vật một cách sống động. Không dừng ở đó, tiểu thuyết đồ họa còn thu hút độc giả bởi vừa hấp dẫn khi có hình ảnh, lại vừa thân quen do rất gần gũi với hình thức truyện tranh - những cuốn sách đầu đời của rất nhiều người. Qua đó mỗi người sẽ tự tìm ra lớp nghĩa ẩn sau mỗi khung hình, từng đoạn hội thoại, để biết về một lớp người tuy đau thương cùng cực nhưng luôn giữ được những phẩm chất cao quý, một lòng hướng về quê hương.

Tuy nổi tiếng trên thế giới nhưng với thị trường trong nước, tiểu thuyết đồ họa vẫn còn tương đối mới mẻ. Nhận thấy điều đó, trong những năm qua, các công ty sách và NXB đã rất tích cực giới thiệu thêm thể loại này với những đầu sách được đánh giá cao, có thể kể đến: Sống (Hải Anh, Pauline Guitton), Maus (Art Spiegelman), Thế giới không hồi kết (Jean-Marc Jancovici, Christophe Blain)…

Nguồn: https://thanhnien.vn/hien-dien-2-van-nguoi-vo-danh-bang-tieu-thuyet-do-hoa-185250513223727368.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm