Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khám phá sông Đà qua góc nhìn của nhà sử học Pháp

Cuốn sách của Philippe Le Failler khám phá lịch sử Sông Đà - vùng biên cảnh Việt Nam qua các thời kỳ từ thế kỷ XI đến XXI, dựa trên tài liệu phong phú và nghiên cứu sâu sắc.

VietnamPlusVietnamPlus12/07/2025

“Dòng nước sục sôi cuộn trào quay cuồng dưới bóng những vách đá, rồi dịu lại khi đổ vào ngã màu đất đỏ đục ngầu của trầm tích, ba thung lũng Lai Châu. Ở đây sông Đà nhận các phụ lưu của nó, dòng Nậm Na và dòng Nậm Lay cùng nhập vào con sông như một dấu thập hoàn hảo…”

Đó là những dòng mở đầu cuốn sách “Sông Đà: Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam” của nhà sử học Philippe Le Failler, Trưởng Đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) tại Hà Nội.

Ngày 12/7, Công ty Omega Plus phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức tọa đàm giới thiệu cuốn sách - bản dịch của Thanh Thư.

Tác giả đã khai thác, chắt lọc tư liệu từ quốc sử, ghi chép của quan lại địa phương, các du khảo, cũng như nguồn lưu trữ phong phú của chính quyền dân sự và quân sự Pháp, để dựng nên một bức tranh toàn cảnh, sâu sắc và sinh động về lịch sử một vùng biên cảnh từ thế kỷ XI cho đến đầu thế kỷ XXI.

read.jpg
Nhà sử học Philippe Le Failler (giữa) chia sẻ về tác phẩm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Long, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá đây là công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử khu vực sông Đà - một không gian địa lý, lịch sử và văn hóa đặc biệt, vùng biên cảnh của Việt Nam với Lào và Trung Quốc

Trước nay chưa có một công trình nào tương tự. Để hiểu lịch sử vùng cao từ thời Pháp thuộc cho đến những năm 1950, đây là một tài liệu cần phải đọc, và là tài liệu tham khảo khả tín cho học giới.

Bố cục cuốn sách chia thành 12 chương, theo trình tự thời gian: Dòng sông, con người và quá khứ; Phân rã lãnh thổ (1860-1886); Kháng cự, chiêu hàng và chinh phục (1886-1890); Vùng biên dưới chế độ quân quản (1890-1895); Bảo vệ biên giới (1895-1909); Từ kẻ phiêu lưu tới người quyền thế; Nền dân chính ngắn ngủi (1909-1918); Cuộc nổi dậy của người Hmong (1918-1922); Quân đội trở lại và chấm dứt tình trạng buông lỏng (1922-1930); Từng bước triệt tiêu đặc quyền (1931-1940); Ảo tưởng độc lập trong thời chiến (1940-1954); Từ tự trị có điều kiện tới sáp nhập (1955-2007)./.

Philippe Le Failler là nhà sử học người Pháp, phó giáo sư Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), Trưởng Đại diện EFEO tại Hà Nội. Ông là tác giả của một số cuốn sách về lịch sử Việt Nam (thế kỷ XIX-XX) và từng tham gia nhiều chương trình hợp tác với các viện nghiên cứu của Việt Nam.

(Vietnam+)

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-song-da-qua-goc-nhin-cua-nha-su-hoc-phap-post1049300.vnp


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm