Giữa dòng chảy của cuộc sống hiện đại, lòng yêu nước không còn chỉ hiện hữu trong những lời thề sắt son, mà len lỏi trong từng hành vi nhỏ bé và đầy tinh tế. Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay, nhiều người được hỏi đã chọn sẽ ở lại thành phố, không du lịch ồn ào, không rượu chè quá đà. Họ muốn ngồi trong những quán nước nhỏ, gọi ly trà "Độc lập", nhâm nhi miếng bánh "Tự do", sống chậm lại và biết ơn vì được sống giữa hoà bình.
Trà Độc lập không phải là tên một thương hiệu mà là cách người ta gọi vui một món đồ uống mộc mạc: trà cam quế lạnh sâu, pha chút bọt sữa nhẹ, trang trí bằng một nhành hương thảo. Bánh Tự do cũng chẳng phải tên một loại bánh chính thức, chỉ là một lát bánh phủ lá cờ đỏ sao vàng bằng bột ẩm thực, được tặng kèm như một lời nhắc khẽ: Bạn đang sống giữa một nền hoà bình quý giá.
Không cần rầm rộ, không cần biểu ngữ. Chỉ một ly nước, một miếng bánh, nhưng chứa đựng cả một bản tuyên ngôn tinh thần.
"Trà Độc lập - hương vị mang chiều sâu dân tộc. Bánh Tự do - lát bánh nhỏ chứa đựng lòng tự hào lớn".
Không cần hô to, những người trẻ đang âm thầm yêu nước theo cách của riêng mình
"Yêu nước trong yên bình: Một thế hệ sống đẹp từ bên trong".
Họ không mang cờ ra phố, cũng hiếm khi lên mạng viết những dòng cảm thán. Họ chọn thức uống đơn giản như: một ly trà sữa, một ly nước mát lành, chọn một không gian yên ả, và tận hưởng tự do theo cách khiêm nhường nhất.
Dù không nói ra nhưng họ đều hiểu rằng: "Sự tự do này là có thật và nó được đánh đổi bằng máu, bằng ký ức, bằng cả thế kỷ chiến tranh mà họ may mắn không phải đi qua". Chính vì vậy, họ sống tử tế hơn, biết giữ gìn thân - tâm - trí, ăn uống lành mạnh, tiêu dùng bền vững và biết lan toả những giá trị tích cực thay vì tiêu dùng ồn ào.
Nguyễn Diệu Linh (25 tuổi, nhân viên truyền thông - sinh sống tại Hà Nội): "Tôi chọn ly trà cam quế vì nó thanh, ấm và mang hương Việt. Còn lát bánh có lá cờ trên mặt, nhìn vừa đẹp, vừa gợi tinh thần dân tộc, vừa thấy lòng mình an yên. Tôi chọn ngồi đây, uống một ly nước và thở chậm, nhẹ nhàng".
Trà Độc lập không có trong thực đơn chính thức. Nó được sinh ra từ ý tưởng sáng tạo của quán cafe tại Hà Nội. Ở đó, mỗi ly nước được đặt tên như một thông điệp sống: "Trà Thanh bình", "Cà phê Bình đẳng",... và đặc biệt là "Trà Độc lập" dành riêng cho dịp lễ 30/4.
Cách uống thể hiện cách sống, cách sống thể hiện lý tưởng dân tộc
"Trà Độc lập - Bánh Tự do"
Người trẻ hôm nay thể hiện lòng yêu nước qua cách sống, cách chọn món ăn thức uống được trang trí hình ảnh nói lên lòng yêu nước và cách lan toả giá trị. Trà Độc lập, bánh Tự do được đặt tên hợp thời điểm nên vừa ý họ, giúp họ dễ lan toả qua mạng xã hội tấm lòng và tinh thần dân tộc của mình.
"Em gọi cả set trà Độc lập và bánh Tự do không phải vì khuyến mãi mà bởi vì nó làm em nhớ mình đang sống trong nền hoà bình. Nhìn miếng bánh có hình cờ Việt Nam, tự nhiên muốn sống tử tế hơn". - Lê Minh Huy (22 tuổi, sinh viên mỹ thuật).
Một ly trà cam quế với bọt sữa nhẹ, lát cam, nhánh quế,.. tưởng chừng là đơn giản nhưng lại hợp mong muốn "Uống sạch - sống xanh - nghỉ lễ có văn hoá".
Họ chọn uống detox thay vì uống rượu mạnh, chọn nghe nhạc nhẹ nhàng thay vì tiệc tùng rầm rộ, chọn viết nhật ký, đọc sách thay vì chạy theo hội chứng FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ). Và điều ấy chính là cách mà những người trẻ đang bảo vệ giá trị của một đất nước hoà bình, nơi mỗi công dân đều được chọn cách sống riêng, miễn là sống tử tế.
"Trà Độc lập - Bánh Tự do" và ký ức lịch sử lặng lẽ chảy qua lòng người trẻ
Tự do đôi khi là một góc nhỏ được sống thật với chính mình.
Không đi xa, không check in ồn ào, người trẻ chọn ở lại thành phố, chọn uống một ly nước đẹp, chọn sống chậm như một lời cảm ơn đến thế hệ đi trước. Và chính điều đó là bản lĩnh mềm của lòng yêu nước hiện đại.
"Em không mặc áo cờ đỏ sao vàng, cũng không đăng caption dài dòng. Nhưng thực tâm em luôn biết ơn vì có thể chọn ngồi một mình trong quán nhỏ, gọi trà Việt và đọc sách bằng tiếng mẹ đẻ. Với em, đó chính là Tự do". - Phạm Quốc Bảo (23 tuổi, đang làm designer tự do).
Trong từng ngụm trà, từng miếng bánh, không chỉ có hương vị mà còn có ký ức. Một phần của văn hoá, một biểu tượng mềm của lịch sử.
"Càng lớn tôi càng nhận ra, yêu nước không cần phải lớn tiếng. Chỉ cần mỗi hành động mình làm đều không quên mình đến từ đâu. Một lát bánh Tự do là để nhắc tôi: Tự do hôm nay không phải là điều hiển nhiên". - Anh Tú (26 tuổi, nhiếp ảnh gia tự do ở Hà Nội).
Yêu nước bằng phong cách sống - văn minh, khiêm nhường, có gu
"Lòng yêu nước đang được thể hiện theo cách thức của thời đại mới".
Khi đất nước cần, người trẻ sẵn sàng ra tuyến đầu. Nhưng khi đất nước hoà bình, người trẻ cần biết giữ mình sạch, giữ lối sống đẹp, giữ tư duy tử tế – đó cũng là cách yêu nước lâu dài và bền vững.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/loai-do-uong-bat-ngo-gay-sot-dip-30-4-1-5-va-cau-chuyen-phia-sau-172250416124553465.htm
Bình luận (0)