Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nga phát hiện điểm yếu trên xe tăng Leopard 2A6

Khám phá những điểm yếu của xe tăng Leopard 2A6 qua phân tích của Nga, ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của dòng xe tăng này.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống22/05/2025

1.jpg
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của quân đội Đức (Bundeswehr) và nhiều quân đội NATO khác hiện nay là Leopard 2As. Đây là mẫu MBT hiện đại, được thiết kế để chống lại các loại vũ khí chống tăng cổ điển, nhưng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
2.jpg
Kết luận trên được đưa ra bởi các chuyên gia của công ty Rostec Nga, sau khi nghiên cứu xe tăng Leopard 2A6 do Đức sản xuất, thu được từ quân đội Ukraine. Các chuyên gia đã nghiên cứu kỹ và tìm ra một số điểm yếu trong khả năng bảo vệ của xe tăng, liên quan đến cả độ dày của lớp giáp và cách bố trí bên trong.
3.jpg
Theo thông báo của công ty Rotec, các khuyến nghị đã được gửi tới quân đội Nga để khắc chế loại MBT này trên chiến trường và nhấn mạnh, xe tăng Leopard 2, được thiết kế tập trung vào các yếu tố chống tăng cổ điển đặc trưng của những thập kỷ trước và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chiến đấu của chiến trường hiện nay. Nhất là khi bị tấn công từ nhiều góc độ khác nhau, bởi UAV FPV mang đầu đạn nổ lõm và tên lửa chống tăng hiện đại (ATGM).
4.jpg
Các chuyên gia Rotec cũng nhận thấy, xe tăng Leopard 2A6 không có ưu thế rõ rệt so với các dòng MBT chủ lực của Nga được sản xuất hàng loạt như T-72B3M, T-80BVM và T-90M, phù hợp hơn với chiến tranh hiện đại và điều này đã được khẳng định ở chiến trường Ukraine.
5.jpg
Độ dày và thành phần lớp giáp của Leopard 2A6 đặt ra câu hỏi về khả năng sống sót của kíp lái và tính toàn vẹn của hệ thống. Tóm lại, xe tăng Leopard 2A6 được thiết kế cho các cuộc chiến của những thập kỷ trước, không phải cho cuộc chiến hiện nay.
6.jpg
Chuyên gia Rostec cũng nhấn mạnh, hiện nay những xe tăng thích nghi nhất với chiến tranh hiện đại là xe tăng T-72B3M, T-80BVM và T-90M của Nga, được trang bị khả năng bảo vệ toàn diện, bao gồm cả hệ thống phòng vệ chủ động và thụ động. Các hoạt động chiến đấu đã chứng minh rằng, MBT của Nga vẫn sẵn sàng chiến đấu ngay cả sau nhiều lần bị tấn công.
7.jpg
Vào tháng 5/2024, trang Military Review của Nga đăng một đoạn video, cho thấy một chiếc xe tăng T-90M Proryv của Nga, chiến đấu ở mặt trận Donetsk, vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu sau khi bị UAV FPV của quân đội Ukraine tấn công nhiều lần.
8.jpg
Chiếc T-90M Proryv của Nga, sau khi bị ít nhất bị hai lần UAV FPV tấn công trúng tháp pháo, nhưng vẫn duy trì được hoàn toàn khả năng chiến đấu và tiếp tục di chuyển nhanh chóng, một lần nữa chứng minh độ tin cậy cao của xe tăng Nga trong thực chiến.
9.jpg
Tuy nhiên theo theo tờ báo Future Army của Slovakia, dẫn nguồn tin của một trong những tiểu đoàn bảo đảm kỹ thuật thiết giáp của quân đội Ukraine (AFU), cho biết một chiếc xe tăng Leopard 2A4 đang phục vụ trong AFU, đã chịu được 10 đòn tấn công trong một cuộc tấn công bằng UAV FPV và cả vụ nổ đạn của chính nó.
10.jpg
Quân nhân Ukraine đã đăng tải video về chiếc Leopard 2A4 này lên mạng Telegram và cho biết, sau khi được sửa chữa phù hợp, chiếc xe sẽ quay trở lại chiến trường. Theo như người lính Ukraine cho biết, sau khi đạn phát nổ, chiếc xe đã chạy thêm 500 mét trước khi dừng lại, kíp xe an toàn và chiếc xe được cứu kéo về phía sau.
11.jpg
Theo các chuyên gia, nếu một vụ tấn công tương tự, nếu trong xe còn nhiều đạn, xe tăng do Nga sản xuất sẽ “bay tháp pháo”; điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng có một số ý kiến phản biện cho biết, chiếc Leopard 2A4 trên, cũng không có đạn ở khoang chứa đạn bên hông xe, nếu không chiếc xe cũng sẽ bị thổi bay tháp pháo.
12.jpg
Theo Future Army, đạn pháo trên xe tăng Leopard 2A4, được cất giữ trong khoang đạn ở phía sau tháp pháo; nhưng vẫn còn đạn để ở khoang hai bên thành xe. Khoang chứa đạn phía sau tháp pháo có thiết kế đặc biệt, nếu đạn bị kích nổ, các tấm kim loại trên trần tháp pháo sẽ dễ dàng bật ra. Sóng xung kích của vụ nổ sẽ hướng lên trên, giúp tăng khả năng sống sót của kíp xe.
13.jpg
Tuy nhiên, trên tất cả các dòng xe tăng Nga không có thiết kế này, mà đạn pháo được bố trí vòng quanh xe theo kiểu băng chuyền" dưới tháp pháo. Nếu xe tăng bị trúng đạn, thì đạn pháo sẽ rất dễ bị kích nổ, khiến kíp xe tăng có rất ít cơ hội sống sót.
14.jpg
Leopard 2s là xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Đức và một số quốc gia châu Âu. Leopard 2 trang bị pháo nòng trơn Rheinmetall RH-M-120 cỡ 120mm và cơ số đạn chiến đấu là 42 viên đạn. Các vũ khí phụ bao gồm hai súng máy, một trong số đó là đồng trục với pháo chính, và một gắn trên đỉnh tháp pháo, có thể kiêm nhiệm vụ phòng không.
15.jpg
Đức và một số nước châu Âu đã cung cấp MBT Leopard 2 với các phiên bản 2A4 và 2A6 cho Ukraine. Ngoài ra, quân đội Ukraine còn sử dụng nhiều phiên bản cải tiến khác nhau của MBT Leopard 1 đã lạc hậu. "Những chiếc xe này không phù hợp với chiến trường Nga-Ukraine", chuyên gia Rostec phát biểu.
16.jpg
Theo tờ Future Army, quân đội Ukraine đã “độ” thêm cho MBT Leopard 2As giáp phản ứng nổ (ERA) và khung lưới kim loại chống UAV FPV. Future Army cũng cho biết thêm, Ukraine đã nhận được ít nhất 74 xe tăng Leopard 2As từ một số "đồng minh" phương Tây. Tuy nhiên ít nhất 50 trong số chúng đã bị UAV, tên lửa, mìn hoặc pháo binh của Nga tấn công phá hủy. (nguồn ảnh TASS, Gazeta.ru, Ukrinform).

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/nga-phat-hien-diem-yeu-tren-xe-tang-leopard-2a6-post1542930.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm