Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Song hành lưu thông 2 đồng tiền ở 2 miền Bắc - Nam và phải đến năm 1978, bộ tiền chung của đất nước mới được phát hành.

Báo Công thươngBáo Công thương30/04/2025

Ba ngày sau khi Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, ngày 3/5/1975, chính quyền cách mạng đã tiếp quản Ngân hàng Quốc gia tại Sài Gòn. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1975 đến tháng 9/1975, tại miền Nam vẫn tạm thời sử dụng đồng tiền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong lưu thông.

Để loại bỏ đồng tiền này ra khỏi đời sống kinh tế xã hội, ngày 22/9/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên quy mô toàn miền Nam để đưa đồng tiền mới có tên Tiền Ngân hàng Việt Nam vào lưu thông. Tỷ lệ đổi tiền ở thời điểm đó là 1 đồng Ngân hàng Việt Nam đổi 500 đồng Việt Nam Cộng hòa (loại tiền này đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam in từ năm 1966). Tỷ giá giữa đồng tiền miền Bắc và đồng tiền miền Nam có chút biến động trong và sau thời gian thu đổi, sau thu đổi Chính phủ quy định lại tỷ giá 1 đồng tiền miền Bắc bằng 0,80 đồng tiền miền Nam.

Với lần đổi tiền này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam lúc đó đã hình thành hai khu vực tiền tệ riêng: Tiền miền Bắc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành.

Bộ tiền của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gồm tiền kim loại và tiền giấy. Tiền kim loại gồm ba mệnh giá: 1 xu, 2 xu, 5 xu, đều làm bằng chất liệu nhôm, hình tròn, cạnh trơn, có lỗ tròn chính giữa, kích thước, hoa văn khác nhau. Tiền giấy gồm các mệnh giá: 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 50 đồng; có kích thước khác nhau. Loại tiền này được lưu hành tại miền Nam đến khi đổi tiền năm 1978, thống nhất tiền tệ hai miền đất nước Việt Nam.

Đây là hình ảnh bộ tiền năm 1975:

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Tiền kim loại của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Các đồng tiền này đều có chữ Ngân hàng Việt Nam ở mặt sau còn mặt trước có hình hoa văn.
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Mặt trước và sau của tờ tiền 10 đồng, in chân dung phụ nữ 3 miền Bắc-Trung-Nam, mặt sau là hình ảnh mừng chiến thắng của đồng bào Thượng
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Mặt trước và sau của tờ tiền 5 đồng, có cảnh xưởng dệt, mặt sau in hình ảnh dân quân Ấp Bắc bắn rơi máy bay Mỹ
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Tờ tiền 1 đồng có cảnh rừng dừa và gặt lúa
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Tờ tiền 2 đồng có cảnh cuộc sống sông nước
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Đồng 10 xu có cảnh làm muối

Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền được tổ chức. Nước ta vẫn có hai hệ thống tiền tệ lưu hành song song và đồng tiền thống nhất chỉ được thực hiện sau đó hơn 2 năm.

Lịch sử đồng tiền Việt Nam đã ghi nhận: Ngày 25/4/1978, Chính phủ ra quyết định thống nhất tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước phát hành hệ thống tiền mới để thu đổi 2 hệ thống tiền cũ. Từ đây, Việt Nam có hệ thống tiền tệ thống nhất trong cả nước.

Ngày 2/5/1978, việc phát hành tiền mới, thu đổi tiền cũ trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã được thực hiện. Theo đó, 1 đồng tiền ngân hàng mới bằng 1 đồng tiền ngân hàng ở miền Bắc và bằng 0,8 đồng tiền ngân hàng ở miền Nam.

Ngày 3/5/1978, Ngân hàng Nhà nước chính thức phát hành tiền mới. Bộ tiền phát hành năm 1978 là bộ tiền đầu tiên trong cả nước, mở ra một trang mới cho lịch sử tiền tệ Việt Nam. Bộ tiền bao gồm cả tiền kim loại và tiền giấy, trong đó, tiền giấy gồm các loại mệnh giá 5 hào và 1, 5, 10, 20, 50 đồng. Riêng tiền kim loại có các loại 1, 2, 5 hào và 1 đồng.

Bộ tiền 1978, thống nhất tiền tệ trong cả nước:

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Mặt trước và mặt sau của tiền xu mệnh giá 1 đồng, 2 hào và 5 hào
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Tiền giấy 5 hào có hình cây dừa, kênh rạch sông nước miền Nam
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Tiền giấy 1 đồng có hình nhà máy sản xuất với ống khói cao vút
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Tiền giấy 10 đồng
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước
Tiền giấy 50 đồng có hình Bác Hồ, mặt sau là công trường xây dựng

Được biết, năm 1980 phát hành thêm các loại tiền giấy mới 2, 10, 100 đồng và đặc biệt là năm 1981 phát hành tờ 30 đồng, in hình bến cảng Nhà Rồng.

Ngoài ra, với mục đích điều chỉnh và ổn định sức mua của đồng tiền, tháng 9/1985, Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước phát hành hệ thống tiền mới, thu đổi tiền cũ theo tỷ giá: 1 đồng tiền mới = 10 đồng tiền cũ. Tiền mới có các mệnh giá 5 hào, 1, 2, 5, 10, 20, 30, 50, 100, 500 đồng với mặt trước vẫn là Quốc hiệu, Quốc huy và mặt sau là dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam".

Trong những năm 1987-1988, ngân hàng bổ sung thêm các loại tiền giấy mới 200, 500, 1000, 2000, 5000 đồng. Sau đó phát hành thêm các loại mệnh giá 10.000, 20.000 và 50.000 đồng.
Thùy Linh

Nguồn: https://congthuong.vn/nhung-dieu-chua-biet-ve-bo-tien-sau-ngay-thong-nhat-dat-nuoc-385527.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc các phi đội trực thăng cất cánh
TPHCM rộn ràng chuẩn bị cho "ngày hội thống nhất non sông"
TPHCM sau ngày thống nhất đất nước
Màn trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TP Hồ Chí Minh

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm